Đại tướng Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1-10-1914, tại xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Từ năm 1944 ông tham gia cách mạng và được giao nhiều trọng trách trong Quân đội. Hầu hết các mặt trận, chiến dịch quan trọng ông đều tham gia chỉ huy. Đại tướng Lê Trọng Tấn đã có nhiều đóng góp to lớn về cả lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chi tiếtThực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 21-9-1954, Bộ Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 34 thành lập Đại đoàn pháo cao xạ hỗn hợp mang phiên hiệu 367 trực thuộc Bộ Tư lệnh pháo binh. Theo quyết định trên, Đại đoàn pháo cao xạ 367 được biên chế các cơ quan: Tham mưu, Chính trị, Cung cấp và 3 Trung đoàn pháo cao xạ 681, 685, 689, trong đó Trung đoàn Pháo cao xạ 685 (tiền thân của Trung đoàn Tên lửa 250 ngày nay) gồm có 3 tiểu đoàn pháo trung cao 88 mm: Tiểu đoàn 83, 84, 86 và Tiểu đoàn 43 pháo 40mm.
Chi tiếtNgày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Tổ chức thành công buổi lễ trọng đại của dân tộc là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó nổi bật là vai trò của LLVT tham gia thực hiện các nghi thức và bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho buổi lễ.
Chi tiếtNgày 1-9-1979, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định thành lập “Đội huấn luyện dù” trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng. Tuy có quyết định thành lập năm 1979, nhưng từ giai đoạn những thập niên 50, 60, 70 thế kỷ trước đã hình thành và phát triển các hoạt động về dù và huấn luyện dù trong Quân đội và các đơn vị Không quân.
Chi tiếtTháng 10-1968, sau khi thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam, Bắc, trước sức ép của dư luận tiến bộ và nhân dân thế giới, đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom đánh phá Miền Bắc. Tháng 1-1969, Tổng thống Mỹ, Ních-xơn chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”, chuẩn bị cho các cuộc ném bom phá hoại ra toàn Miền Bắc lần thứ 2. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ chiến đấu của Quân chủng PK-KQ, ngày 4-9-1969, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 90/QĐ-QP tách Cục Hậu cần Quân chủng thành hai Cục: Hậu cần và Kỹ thuật.
Chi tiếtPhát huy truyền thống 65 năm xây dựng, huấn luyện, chiến đấu, trưởng thành và danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, những năm qua, cán bộ, giảng viên, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ Trường Sĩ quan Không quân đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tích cực học tập, rèn luyện, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Chi tiếtNgày 4-8-1965, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam ký Quyết định số 137/QP-QĐ thành lập Trung đoàn Không quân thứ hai của QĐND Việt Nam - Trung đoàn Không quân 923. Đây là một mốc son lịch sử đánh dấu sự trưởng thành của Không quân nhân dân Việt Nam (KQND) Việt Nam. Kể từ đó, ngày 4-8 được lấy làm Ngày truyền thống của Trung đoàn Không quân 923.
Chi tiếtTrước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ngày 27-6-1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 684/QĐ-QP nâng tổ chức Tiểu đoàn Ra đa 295 thành Trung đoàn Ra đa 295 (Đoàn Ra đa Bạch Đằng) thuộc Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra đa. Ngày 19-8-1979, Lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn được tổ chức trọng thể. Ngày 30-9-2003, Trung tướng Nguyễn Văn Thân - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã ký Quyết định số 865/QĐ-TL công nhận ngày 19-8 hàng năm là Ngày truyền thống của Trung đoàn.
Chi tiếtNgày 5-8-1964, quân và dân ta, nòng cốt là Bộ đội Phòng không và Bộ đội Hải quân đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đánh thắng cuộc tập kích bất ngờ của không quân địch vào Miền Bắc. Chiến thắng ngày 5-8-1964 đã ghi một mốc son trong lịch sử dân tộc ta; trở thành ngày đánh thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc mỹ vào miền bắc nước ta; đồng thời, để lại nhiều bài học quý giá cho quân và dân ta trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
Chi tiếtNgày 5-8-1964, quân và dân miền Bắc, nòng cốt là Bộ đội Phòng không và Bộ đội Hải quân đã đánh bại sự hiếu chiến của không quân và hải quân Mỹ. Tinh thần "dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng" của chiến thắng trận đầu cách đây 60 năm là bài học kinh nghiệm quý để vận dụng vào xây dựng đơn vị tiến lên hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Chi tiếtTrong Chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất (5-8-1964), Trung đoàn 280 đã cùng quân và dân thành phố Vinh (Nghệ An) bắn rơi 3 máy bay Mỹ trên quê hương Bác, đặt nền móng cho những trang sử hào hùng của đơn vị sau này. Phát huy truyền thống oanh liệt ấy, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đoàn Hồng Lĩnh ngày nay đều ra sức thi đua, luyện rèn, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, bảo vệ vững chắc bầu trời Thủ đô Hà Nội.
Chi tiếtCách đây tròn 60 năm, với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao, ý chí dũng cảm, kiên cường, Bộ đội PK-KQ cùng với Bộ đội Hải quân và quân, dân Miền Bắc đã kiên quyết đánh trả trong trận đầu đụng độ không quân và hải quân mỹ, lập nên chiến công xuất sắc, Bắn rơi 8 máy bay địch, bắt sống giặc lái. Góp phần vào thắng lợi đó có vai trò quan trọng của ngành Hậu cần Quân chủng.
Chi tiếtĐể đáp ứng nhiệm vụ cách mạng, ngày 16-7-1964, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 79/QĐ-QP, tách Hệ Cao xạ ra khỏi Trường Sĩ quan Pháo binh, thành lập Trường Sĩ quan Cao xạ trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Từ đó, ngày 16-7 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của Học viện PK-KQ.
Chi tiếtCách đây 45 năm, ngày 10-7-1979, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 740/QĐ-QP thành lập Cục Phòng không dã chiến, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, giúp Tư lệnh Quân chủng thực hiện chức năng Chủ nhiệm Phòng không toàn quân, tham mưu cho Bộ Quốc phòng về tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng phòng không lục quân (PKLQ), phòng không nhân dân (PKND). Ngày 25-4-1988, Thiếu tướng Lê Huy Vinh - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không ký Quyết định số 245/QĐ-TM ban hành tổ chức biên chế cơ quan trực thuộc Quân chủng. Theo quyết định trên, Cục Phòng không dã chiến được đổi tên thành Cục PKLQ.
Chi tiếtVừa qua, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) và Quân chủng Hải quân phối hợp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa” nhằm kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ Nhất (5-8-1964/5-8-2024) và 25 năm hợp nhất Quân chủng PK-KQ.
Chi tiếtMột trong những việc làm có ý nghĩa chỉ đạo, giáo dục và mang tính nhân văn sâu sắc trong bất kỳ giai đoạn nào, trên bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là Người luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy các nhân tố điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, thi đua yêu nước, góp phần xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chi tiếtĐầu năm 1966, để cứu vãn thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất trên chiến trường Miền Nam, không quân Mỹ dốc sức mở rộng chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III (tháng 2-1966), Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) ra Nghị quyết nhấn mạnh: “Trên Miền Bắc cần phát triển thêm lực lượng phòng không để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở mức độ cao và ác liệt của địch, thực hiện mọi kế hoạch chi viện cho quân và dân Miền Nam đánh thắng”.
Chi tiếtĐại tá Nguyễn Văn Phụ - Nguyên Hiệu trưởng Trường Hạ sĩ quan Kỹ thuật - Cục Kỹ thuật Quân khu 5 là một trong những người được vinh dự biên chế về Trung đoàn pháo cao xạ 224 (Đoàn Tô Vĩnh Diện) từ ngày đầu thành lập. Ông là một trong những kỹ thuật viên đầu tiên tiếp nhận, sửa chữa những khẩu pháo cao xạ của đơn vị. Những ngày đầu thành lập, ông đã cùng đồng đội không quản khó khăn, gian khổ để bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, trang bị phục vụ cho đơn vị huấn luyện, chiến đấu.
Chi tiết