21 giờ:39 phút Chủ nhật, ngày 29 tháng 5 , 2016

Tội chống mệnh lệnh (Điều 394)

Chống mệnh lệnh là hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đến quan hệ chỉ huy - phục tùng của Quân đội. Biểu hiện của tội chống mệnh lệnh thường thể hiện dưới 2 dạng hành vi: công khai từ chối hoặc cố tình không thực hiện mệnh lệnh. Người phạm tội có thể chống một phần hoặc toàn bộ mệnh lệnh của người chỉ huy.

 - Công khai từ chối mệnh lệnh: là việc quân nhân có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh nhưng vì động cơ mục đích nào đó (ví dụ như hèn nhát, cầu an, vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác) mà công khai phản đối, chối bỏ không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy.

- Cố tình không thực hiện mệnh lệnh: là việc quân nhân có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh tuy không phản đối nhưng cố ý không thực hiện mệnh lệnh. Ví dụ quân nhân A nhận nhiệm vụ canh gác nhưng về không thực hiện.

Hành vi chống mệnh lệnh luôn được thực hiện với lỗi cố ý.

Hình phạt:

Chống mệnh lệnh là hành vi rất nguy hiểm, vì vậy tội này được xây dựng với 4 khung hình phạt gồm 1 khung cơ bản và 3 khung tăng nặng hết sức nghiêm khắc, trong đó khung tăng nặng thứ 3 có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, cụ thể như sau:

- Khung cơ bản quy định tại khoản 1 có mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm;

- Khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đối với những trường hợp sau:

a) Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đối với các trường hợp:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn (mới được bổ sung)

d) Trong tình trạng khẩn cấp (mới được bổ sung)

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng thứ ba quy định tại khoản 4 có mức hình phạt từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (trước đây trong bộ luật hình sự năm 1999, mức cao nhất của khung hình phạt này là tử hình. Trong Bộ luật hình sự hiện nay, để tiếp tục thực hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng để phù hợp với xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế, chúng ta đang thực hiện thu hẹp dần phạm vi, điều kiện và đối tượng áp dụng hình phạt tử hình. Vì vậy, Quốc hội khóa XIII đã cân nhắc và nhất trí bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh trong đó có tội chống mệnh lệnh).

BBT

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website