Cách đây 60 năm, ngày 19-5-1965, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 67/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Cùng với sự lớn mạnh của Bộ đội Không quân, Bộ đội Ra đa và hơn năm vạn dân quân tự vệ được trang bị súng máy, súng trường bắn máy bay bay thấp, lực lượng phòng không ba thứ quân của Thủ đô bắt đầu được hình thành với Sư đoàn Phòng không Hà Nội làm nòng cốt, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội.
Chi tiếtCách đây 60 năm, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên Miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển và chi viện cho chiến trường Miền Nam, ngày 19-5-1965, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (nay là Sư đoàn Phòng không 363).
Chi tiếtVới đại thắng mùa Xuân kết thúc vào trưa ngày 30-4-1975, chúng ta đánh địch bằng nhiều phương thức, phương tiện, nhiều quân binh chủng và vũ khí có được. Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) là một phương tiện, một binh chủng, một thứ “vũ khí chiến lược” lợi hại đã góp phần tích cực, rất quan trọng vào thắng lợi lịch sử đó. Những người đã từng sống, từng trải qua những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước đều cảm nhận được Đài TNVN thực sự là người bạn thân thiết, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao, thúc giục chiến sĩ đồng bào cả nước tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; trong đó, không thể không nhắc đến các chương trình phát thanh binh địch vận (BĐV), một mũi tiến công lợi hại vào nền tảng chính trị, tinh thần, tư tưởng, tâm lý quân xâm lược và ngụy quân, ngụy quyền tay sai.
Chi tiếtNgày 21-5-1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 937, sử dụng các loại máy bay thu được của địch, đóng quân ở căn cứ Sân bay Cần Thơ. Ngay sau ngày thành lập, Trung đoàn đã nhanh chóng ổn định mọi mặt, bước vào huấn luyện chuyển loại cho đội ngũ phi công, các thành phần chỉ huy và nhân viên kỹ thuật. Chỉ sau một thời gian ngắn, các phi công đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Chi tiếtThiếu tướng Phan Thanh Giảng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) là một trong những chiến sĩ của Sư đoàn 341, Quân đoàn 4 tham gia các cánh quân phía Đông đánh vào cửa ngõ Sài Gòn tháng 4-1975. Mặc dù, chiến tranh đã lùi xa 50 năm, nhưng ông vẫn nhớ như in những ngày cùng đoàn quân ta tiến công như vũ bão về giải phóng Sài Gòn. Tham gia các trận đánh vào tuyến phòng ngự dày đặc của địch gặp rất nhiều khó khăn và mất mát, hi sinh song cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341 đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu cùng các đơn vị đánh bại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, đập tan cánh cửa thép, tạo thế và lực đẩy nhanh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Chi tiếtVào trung tuần tháng 4, khu vực Sân bay Biên Hòa trở nên sôi động bởi các hoạt động huấn luyện trên không và mặt đất, sẵn sàng cho nhiệm vụ quan trọng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025). Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ tại đây được vinh dự đón đoàn cựu chiến binh là những phi công chiến đấu năm xưa tới thăm và động viên. Những mái đầu bạc của các phi công chiến đấu đã từng hiên ngang đối đầu và chiến thắng lực lượng không lực Hoa Kỳ hùng mạnh đan với những mái đầu xanh của các phi công trẻ đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho ngày hội lớn của non sông sắp diễn ra trở nên xúc động và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chi tiếtĐà Nẵng một ngày giữa tháng Tư lịch sử. Gió sông Hàn mát rười rượi, nắng nhẹ trải dài trên những con phố bình yên. Giữa không gian yên bình ấy, ký ức lịch sử bỗng ùa về với Thiếu tướng Phan Thanh Giảng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng PK-KQ (hiện ở tại Tổ 29, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng), người từng trực tiếp tham gia các trận đánh vào sào huyệt cuối cùng của Mỹ, Ngụy tại Sài Gòn.
Chi tiếtTrận ném bom của Phi đội Quyết thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28-4-1975 là một chiến công xuất sắc, có ý nghĩa lịch sử của Không quân nhân dân Việt Nam. Đây là trận đánh mà ta đã sử dụng 5 máy bay A37 của địch để đánh địch, phá hủy 24 máy bay và tiêu diệt hàng trăm tên địch, góp phần chặt đứt cầu hàng không của địch. Phi đội đã chiến thắng trở về hạ cánh an toàn tại sân bay Phan Rang, đây được xem là một kỳ tích của Không quân nhân dân Việt Nam.
Chi tiếtLà lực lượng ra đời muộn, Bộ đội Không quân được trang bị vũ khí hiện đại, hoạt động chiến đấu ở trên không, trong môi trường tác chiến đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của Dân tộc ta. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên vừa khẩn trương nhưng cũng hết sức tỉ mỉ và công phu.
Chi tiếtKỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Không quân nhân dân Việt Nam (3-3-1955/3-3-2025) và 60 năm Ngày đánh thắng trận đầu của Bộ đội Không quân (3-4-1965 / 3-4-2025), Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) phát động Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Ngày truyền thống và 60 năm Ngày đánh thắng trận đầu của Bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng” (Cuộc thi). Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hưởng ứng có hiệu quả Cuộc thi, tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong và ngoài Quân chủng tham gia.
Chi tiếtLịch sử ra đời, chiến đấu và phát triển của Không quân nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân và dân tộc Việt Nam anh hùng. Trong sự nghiệp giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lớp lớp cán bộ, phi công, chiến sĩ Không quân đã phát triển và trưởng thành nhanh chóng, lớp phi công nào cũng lập công, loại máy bay nào cũng làm nên chiến thắng...
Chi tiếtTrung đoàn 238 được thành lập ngày 22-4-1965, tại xã Quỳnh Động, huyện Yên Thế, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Đây là Trung đoàn Tên lửa thứ hai của Quân chủng. Trung đoàn lấy ngày 26-3-1965 làm Ngày truyền thống với ý nghĩa Trung đoàn mang sức trẻ như thanh niên. Biên chế ban đầu gồm có: Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần, Ban Kỹ thuật và 4 tiểu đoàn hỏa lực: 81, 82, 83, 84, Tiểu đoàn Kỹ thuật 85 và Đại đội Chỉ huy 9. Ngay sau khi được thành lập, Trung đoàn đã khắc phục mọi khó khăn, nhanh chóng huấn luyện các phân đội, học tập nắm vững vũ khí, trang bị kỹ thuật để bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt, góp phần đánh trả các bước leo thang đánh phá của không quân Mỹ trên Miền Bắc.
Chi tiếtSau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân mở cuộc tập kích đường không mang tên “Mũi tên xuyên”. Do chuẩn bị tốt về mọi mặt, công tác hậu cần đã chủ động tổ chức bảo đảm kịp thời cho lực lượng Phòng không - Không quân chiến đấu, góp phần quan trọng cùng quân và dân Miền Bắc bắn rơi 8 máy bay địch, bắt sống giặc lái.
Chi tiếtĐầu năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, mặc dù chính quyền cách mạng mới chỉ có 2 chiếc máy bay cánh quạt hạng nhẹ do vua Bảo Đại giao nộp khi thoái vị, nhưng với tầm nhìn xa chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đơn vị Không quân đầu tiên của Quân đội ta với tên gọi “Ban Nghiên cứu Không quân” vào ngày 9-3-1949. Nhiệm vụ của Ban Nghiên cứu Không quân tập trung vào việc vừa từng bước nghiên cứu, làm quen với các hoạt động của Không quân và nghiên cứu về hoạt động, thủ đoạn tác chiến không quân Pháp - một lực lượng hiện đại và hùng mạnh để tìm cách chống lại chúng. Kết quả hoạt động của Ban Nghiên cứu Không quân càng cho thấy sự chỉ đạo của Bác là hết sức sáng suốt, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và Quân đội ta vào thời điểm đó.
Chi tiếtSự trưởng thành của Bộ đội Không quân trong chiến đấu, xây dựng và phát triển luôn gắn liền với vai trò giáo dục, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo và dìu dắt trực tiếp của Người, Bộ đội Không quân đã phát triển lớn mạnh không ngừng, cùng với quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo xây dựng Không quân nhân dân Việt Nam là một nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chi tiếtTháng 12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời. Từ đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng, cách mạng Miền Nam chuyển lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang trên cả 3 vùng chiến lược: miền núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Trước sự phát triển mạnh mẽ của quần chúng và lực lượng vũ trang của ta ở Miền Nam, để cứu vãn thất bại, Tổng thống Mỹ Kennedy và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam Việt Nam và thực hiện chiến dịch bí mật quấy rối đối với Miền Bắc, tăng cường các hoạt động do thám, tung biệt kích phá hoại hòng ngăn chặn việc chi viện từ Miền Bắc vào chiến trường Miền Nam.
Chi tiếtLà cơ sở y tế chuyên sâu về nghiên cứu khoa học, huấn luyện chuyên ngành y học hàng không và bệnh nghề nghiệp; khám tuyển, giám định sức khỏe phi công quân sự, phi công và nhân viên hàng không; khám bệnh, cấp cứu, thu dung điều trị cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng, các đơn vị Quân đội và nhân dân trên địa bàn. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Viện Y học Phòng không-Không quân (PK-KQ) thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín về khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và nhân dân.
Chi tiếtSau khi Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng ra đời có ảnh hưởng lớn đến Đảng Tân Việt. Đảng Tân Việt, sau nhiều lần đổi tên, một số bị đào thải, một số chán nản không tham gia đấu tranh nữa, còn lại một bộ phận trung kiên là một số thanh niên tích cực, có xu hướng cộng sản rõ rệt. Nhân dịp này, họ muốn sáp nhập vào Đông Dương Cộng sản đảng. Nhưng sau mấy lần giao thiệp không có kết quả.
Chi tiết