“Tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ của cách mạng, của dân tộc”

Câu nói trên trích trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội chiến sĩ thi đua ngành thương nghiệp lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 31-5 đến ngày 5-6-1956, tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 354 đại biểu là chiến sĩ thi đua và đại diện cho các đơn vị tiên tiến thuộc ngành thương nghiệp cả nước.

Chi tiết

“Là chủ của tương lai, thanh niên không thể không có lý tưởng cao cả”

Câu trích trên là một phần nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Malcolm Salmon, phóng viên Đông Nam Á của Báo Australia Tribune và Báo Guardian.

Chi tiết

Mục đích của chúng ta là nâng cao không ngừng đời sống nhân dân...

Đây là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 về kế hoạch Nhà nước năm 1961, đăng trên Báo Nhân Dân, số 2509, ra ngày 31-1-1961; trong bối cảnh đế quốc Mỹ tăng cường cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc.

Chi tiết

“Dân ta phải giữ nước ta. Dân là con nước, nước là mẹ chung”

Đó là câu thơ do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác và đọc chiều 23-12-1946 trong văn kiện có nhan đề “Hỏi và trả lời” nhằm giải thích và tuyên truyền cho cuộc kháng chiến toàn quốc mới bùng nổ.

Chi tiết

“Khi phát triển Đảng cần phải chọn lọc rất cẩn thận...”

“Khi phát triển Đảng cần phải chọn lọc rất cẩn thận, phải xem trọng chất lượng quyết không nên làm một cách ồ ạt, không nên tham nhiều”. Đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Tiêu chuẩn của người đảng viên”, đăng trên Báo Nhân dân, số ra ngày 9-12-1959.

Chi tiết

“Học hành là vô cùng. Học càng nhiều biết càng nhiều càng tốt...”

Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi đồng bào xã Duyên Trang, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình”, ngày 13-11-1947.

Chi tiết

“Cán bộ phải thương yêu đội viên”

Đó là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong 2, họp từ ngày 23 đến 28-10-1950 tại tỉnh Cao Bằng.

Chi tiết

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.

Chi tiết

“Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh của bộ đội”

Đó là lời phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại “Hội nghị cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn, đại đoàn tham gia Chiến dịch Biên giới”, ngày 11-9-1950.

Chi tiết

“Phải quyết chiến quyết thắng, nhưng chớ chủ quan khinh địch…”

Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Việc đình chiến ở Triều Tiên” đăng trên Báo Nhân dân, số 130, từ ngày 16 đến 20-8-1953; với bút danh C.B.

Chi tiết

“Phải luôn luôn cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ…, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”

“Phải luôn luôn cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, ra sức chiến đấu mạnh, sản xuất tốt, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”. Đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư khen quân và dân miền Bắc”, ngày 27-6-1968.

Chi tiết

“Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”

Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức, năm 1966.

Chi tiết

“Trí tuệ và sáng kiến của quần chúng là vô cùng tận”

Câu nói trên được trích trong lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi tại cuộc triển lãm ngành Hậu cần Quân đội ngày 1-4-1958.

Chi tiết

Dân ta yêu tự do, độc lập, trọng hòa bình, tín nghĩa

Ngày 16-3-1946, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các nước Trung Hoa dân quốc, Mỹ và Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ký bản Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Cộng hòa Pháp. Theo đó, Chính phủ Cộng hòa Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, Quân đội, tài chính của riêng mình và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp;

Chi tiết

“Tinh thần trách nhiệm”

“Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm”.

Chi tiết

“... Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm”

Trong bài phát biểu tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959, được Báo Nhân Dân số 2093, đăng ngày 9-12-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị: “…Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm: Là đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người đã chết bỏ vào quan tài. Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa”.

Chi tiết
“cac-can-bo-cac-cap-phai-lanh-dao-va-phai-lam-kieu-mau-trong-viec-kiem-thao-va-tu-phe-binh…”

“Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình…”

“Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình. Làm như thế thì chúng ta sẽ phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa sạch khuyết điểm. Đánh thắng khuyết điểm của ta tức là đã một lần đánh thắng quân địch”-đó là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Lời kêu gọi và khuyên nhủ các chiến sĩ”, đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 26-10-1950.

Chi tiết
“du-kho-khan-den-dau-cung-phai-tiep-tuc-thi-dua-day-tot-va-hoc-tot”

“Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong “Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 16-10-1968. Đây là bức thư cuối cùng Người gửi ngành giáo dục nước nhà.

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 Tiếp

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website