Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong “Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 16-10-1968. Đây là bức thư cuối cùng Người gửi ngành giáo dục nước nhà.
Chi tiếtLà lời dạy của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái, ngày 25-9-1958, được Báo Yên Bái đăng số 240, ngày 10-10-1958. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất cán bộ, đồng bào các dân tộc Yên Bái được đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện.
Chi tiết“... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Chi tiết“Muốn xây dựng XHCN phải có tinh thần XHCN, muốn có tinh thần XHCN phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với sinh viên đại học vào tháng 6-1959.
Chi tiếtĐây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngày 13-6-1957. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước vừa hòa bình, vừa có chiến tranh; miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Chi tiếtCâu nói trên trích trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội chiến sĩ thi đua ngành thương nghiệp lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 31-5 đến 5-6-1956, tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 354 đại biểu là chiến sĩ thi đua và đại diện cho các đơn vị tiên tiến thuộc ngành thương nghiệp cả nước.
Chi tiếtĐó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập năm 1950.
Chi tiếtĐây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị kiểm thảo Chiến dịch Đường số 18, năm 1951: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.
Chi tiết“… Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không có sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không…” - Đó là đoạn trích trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác bình dân học vụ toàn miền Bắc năm 1956.
Chi tiếtLời trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong bài “Một công nhân gương mẫu”, đăng trên Báo Nhân dân, số ra ngày 29-3-1955, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, cùng lúc phải thực hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, vì vậy cần phải có sự nỗ lực cố gắng, đẩy mạnh thi đua.
Chi tiếtCâu trích trên là một phần nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Malcolm Salmon phóng viên Đông Nam Á của Báo Australia Tribune và Báo Guardian.
Chi tiết“Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, ngày 20-2- 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt. Mặc dù phải chỉ đạo kháng chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian đi thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Chi tiếtĐó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18-1-1949. Người huấn thị: “… Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước…”
Chi tiếtĐây là Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền vào ngày 8-1-1946: “… Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe. Ta đừng bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực”. Lời dạy này được đăng trên Báo Cứu quốc, số 137, ngày 9-1-1946.
Chi tiếtTrong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (tháng 12- 1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”.
Chi tiếtTrong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, đăng trên Tạp chí Học tập, số 12 năm 1958, với nỗi day dứt, trăn trở trước yêu cầu mới của tình hình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Chi tiết“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2, Trường Đại học nhân dân Việt Nam”, ngày 8-12-1956.
Chi tiếtTrong thư “Gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ Đường số 4 cùng dân quân du kích và đồng bào trong miền Đường số 4”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1411, ra ngày 2-12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bộ đội phải kính trọng dân, giúp đỡ dân. Dân phải thương yêu bộ đội, ủng hộ bộ đội. Quân và dân phải luôn luôn đoàn kết nhất trí”.
Chi tiết