Lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng Phát xít lần thứ 72 tại Quảng trường Đỏ
Sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đội hình các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Nga lần lượt tiến vào Quảng trường Đỏ. Tổng cộng có hơn 10.000 sĩ quan, binh sĩ chia làm 27 khối duyệt binh và 114 đơn vị khí tài, tăng-thiết giáp tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm nay.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, nước Nga đủ sức đương đầu với mọi mối nguy cơ hiện tại và trong tương lai.
Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh tại Quảng trường Đỏ thời điểm diễn ra lễ duyệt binh.
Một binh sĩ nga tại lễ duyệt binh.
Toàn cảnh lễ duyệt binh.
Các đơn vị tiêu binh tiến vào vị trí.
Dẫn đầu khối Học viện Quân sự là Học viện Quân nhạc Moscow mang tên Trung tướng Valery Khalilov. Tiếp đó là Trường Lục quân Suvorov cơ sở Moscow và Tver; Học viện Hải quân Nakhimov.
Đội thiếu sinh quân yêu nước toàn Nga (Yunarmy) - đây là phong trào dành cho các thanh, thiếu niên tuổi từ 11 tới 18. Yunarmia được Bộ Quốc phòng Nga thành lập năm 2015 với mục đích giáo dục truyền thống yêu nước và khả năng tự vệ cho học sinh trên toàn nước Nga. Phong trào này hiện này có tổng cộng hơn 30.000 thành viên.
Các khối diễu binh Lục quân Nga tiến vào Quảng trường Đỏ.
Khối diễu binh Hải quân Nga đi đầu là Trường hải quân cao cấp Thái Bình Dương mang tên Đô đốc Makarov; Đại học Bách khoa hải quân; Lữ đoàn Hải quân đánh bộ độc lập số 336, Hạm đội Baltic.
Khối duyệt binh nữ do các nữ quân nhân Đại học Tổng hợp quân sự dẫn đầu. Tiếp đó là Đại học Hậu cần quân sự Volsky; Học viện Không quân vũ trụ Mozhaysky; Học viện Thông tin quân sự Budeny.
Khối Lực lượng đổ bộ đường không (VDV) do Trường Sĩ quan chỉ huy đổ bộ đường không cao cấp Ryazan dẫn đầu. Tiếp đó là khối Trung đoàn Đổ bộ đường không số 331 "Kostroma".
Đội quân nhạc hỗn hợp từ các đơn vị tại Moscow, chỉ huy bởi nhạc sĩ công huân Nga, đại tá Timofei Mayakin.
Dẫn đầu khối diễu binh trang bị cơ giới là xe tăng T-34-85. Là phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-34-76, T-34-85 ra đời để đối phó với các dòng xe tăng hạng trung và hạng nặng của phát xít Đức. Chính T-34-85 đã phá vỡ thế độc tôn của xe tăng "Con cọp, con báo" của phát xít Đức. Xe tăng T-34 được coi là biểu tượng của Hồng quân Liên Xô và là dòng xe tăng tốt nhất trong Thế chiến 2.
Khối diễu hành của xe kháng mìn Typhoon.
Khối diễu hành của các đơn vị pháo tự hành Msta-S và Coalisia-SV.
Khối trang bị vùng cực gồm xe bọc thép BTR-82A, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2DT, tổ hợp tên lửa Pantsir-SA. Các thiết bị quân sự trên được hoán cải và nâng cấp để phù hợp với khả năng hoạt động trong điều kiện giá lạnh và địa hình không có đường xá ở vùng Cực Bắc nước Nga.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2.
Xe thiết giáp chở quân đổ bộ đường không BTR-MDM
Tổ hợp pháo-tên lửa tầm thấp Pantsir-S1.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.
Lễ duyệt binh kết thúc bằng bài hát Chúng ta là quân đội của nhân dân do khối quân nhạc trình diễn.
Cựu chiến binh từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại có mặt dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay các cựu chiến binh từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nhiều quân nhân Nga mang theo di ảnh của ông cha, những người từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tới dự lễ duyệt binh.
Rất đông người dân tại Chita, Novosibiask và Omsk trong ngày 9-5 (thời điểm lễ duyệt binh diễn ra) đã xuống đường tham gia đoàn diễu hành “Binh đoàn bất tử”.
Đông đảo người dân Moscow có mặt tại ngã tư Arbatsky đón đoàn duyệt binh Ngày Chiến thắng tiến vào Quảng trường Đỏ.
"Chiến sĩ Hồng quân nhí" có mặt tại lễ duyệt binh.
Do điều kiện thời tiết không cho phép, các màn trình diễn của Không quân Nga tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 2017 dự kiến sau các khối Lục quân đã bị hủy bỏ.
Theo qdnd.vn