6 giờ:23 phút Thứ ba, ngày 13 tháng 6 , 2017

Đóng góp vào Bộ luật Hình sự 2015

Một số điểm thống nhất trong các quy định của Bộ luật Hình sự

Theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc xây dựng luật phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất. Tính thống nhất ở đây không chỉ ở từng điều, từng khoản trong văn bản luật đó mà còn phải thống nhất trong hệ thống pháp luật.

 Nghiên cứu Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 cho thấy một số quy định cần điều chỉnh lại cho phù hợp với nguyên tắc trên ở những điểm sau:

I. Quy định về khung tăng nặng hình phạt

Điều 258 Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Điểm c khoản 2  quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: “Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi”. Quy định này đã gây khó khăn cho việc thực hiện vì nếu áp dụng sẽ để lọt tình tiết định khung trong trường hợp người phạm tội cùng phạm vào 2 điểm “vì động cơ đê hèn”, “vì tư lợi”. Trong trường hợp này nên bỏ chữ “hoặc” và thay bằng dấu phẩy như cấu trúc tại điểm m, n khoản 1 Điều 134 đã khắc  phục điều bất hợp lý đang quy định tại điểm i Điều 104 BLHS năm 2009.

 

Một số điểm thống nhất trong các quy định của Bộ luật Hình sự
 Ảnh minh họa theo internet

 

II. Quy định về chuyển khung hình phạt của BLHS năm 2015

Điều 32: Các hình phạt đối với người phạm tội.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

Về hình phạt Cảnh cáo và Cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng, còn hình phạt tiền không phải chế tài về nhân thân. Theo điểm  b Điều 35 BLHS, nó được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít rất nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng nhưng chỉ giới hạn ở một số tội. Ngoài ra nó còn được áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính.

So sánh nội dung các Điều 38, 39 với Điều 40 BLHS quy định về Tù thời hạn, Tù chung thân và Tử hình ta thấy sự phân hóa khác biệt về chất rất cụ thể về tội phạm, điều kiện, chủ thể được áp dụng và những trường hợp không được áp dụng.

Đối với các tội có hình phạt Tù có thời hạn đến Tù chung thân, Tù  chung thân đến Tử hình đều sử dụng từ “hoặc”. Ví dụ: Điều 257 Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất may túy, khoản 4 quy định “Phạm tội  trong trường hợp làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 20 năm hoặc Tù chung thân”. Hay Điều 253 Tội tham ô tài sản, khoản 4 quy định “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phat Tù từ 20 năm, Tù chung thân hoặc Tử hình”.

Mặc dù việc sử dụng thuật ngữ “hoặc” nêu trong các điều luật có khung hình phạt như trên được quy định từ nhiều thập kỷ qua, nhưng nghiên cứu kỹ lại chúng tôi thấy cần thay đổi bởi lẽ:

2.Về hậu quả pháp lý mức độ nghiêm khắc quy định trong điều luật ai cũng chung nhận thức: Sẽ bất lợi cho người phạm tội nếu bị phạt Tù chung thân nặng hơn Tù có thời hạn, bị phạt Tử hình nặng hơn Tù chung thân. Như vậy chúng ta đặt ra quy định trong luật, nhưng thực tiễn lại không áp dụng bởi nếu thay thế được “tù 20 năm hoặc chung thân”, “tù chung thân hoặc tử hình” thì không có các phiên tòa phúc thẩm để xử lý các trường hợp bị cáo xin giảm hình phạt từ Tù chung thân xuồng Tù có thời hạn, xin được giảm hình phạt từ Tử hình xuống Tù chung thân hay Tù có thời hạn. Và nếu thay được thì tại sao lại có trường hợp theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Viện kiểm sát ban hành Quyết định kháng nghị hay bị hại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm tăng hình phạt từ Tù chung thân lên Tử hình hay từ Tử hình xuống Tù chung thân. Đó là chưa kể trường hợp người bị phạt Tử hình, bản án đã phát sinh hiệu lực pháp luật chỉ còn chờ thủ tục thi hành án nhưng được chuyển xuống Tù chung thân nếu:

- Người bị kết án có đơn xin tha tội chết được Chủ tịch nước ân giảm.

- Là phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ  đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

 Và cũng sẽ chẳng có phiên tòa giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao hay Tòa án nhân dân Tối cao xét lại bản án phạt Tù chung thân, Tử hình đã có hiệu lực pháp luật  được án giám đốc hủy án yêu cầu cấp dưới xử lại theo hướng tăng hay giảm hình phạt từ Tù chung thân lên Tử hình, hay từ Tử hình xuống Tù chung thân.

3. Nếu từ “hoặc” làm thay thế được mức hình phạt thì tại sao lại có sự khác biệt quy định “cứng” về thời gian, điều kiện được xét giảm mức hình phạt và thời gian bảo đảm thực tế phải chấp hành hình phạt đã tuyên như quy định tại điều 63 BLHS như sau:

a.Thời gian để xét giảm án lần đầu đối với người tù có thời hạn là một phần ba, Tù chung thân là 12 năm, bị phạt Tử hình được giảm xuống Tù chung thân, kẻ cả trường hợp quy định tại điểm b,c Điều 40 BLHS là 25 năm.

b.Dù được giảm án nhiều lần nhưng phải bảo đảm chấp hành một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Tù chung thân lần đầu giảm xuống 30 năm dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo chấp hành thời gian thực tế hình phạt là 20 năm. Tù chung nếu bị kết án về nhiều tội thì cũng phải đảm bảo  thời gian thực tế chấp hành hình phạt là 25 năm. Án Tử hình là 30 năm.

Để khắc phục những mâu thuẫn trên, trong việc quy định chuyển mức hình phạt và thực hiện được tính thống nhất về lời văn nêu trong điều luật, quy định về tội danh nên bỏ chữ “hoặc” đối với các tội đang có khung hình phạt Tù từ 20 năm hoặc Tù chung thân hay phạt Tù chung thân hoặc Tử hình. Lời văn các Điều luật này thống nhất theo cách viết đang quy định tại  điểm a khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc chỉ định người bào chữa như sau:

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

2. Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, Tù chung thân, Tử hình.

Luật sư NGUYỄN THÀNH MINH, Công sự Văn phòng luật sư Bùi Lan, Đoàn Luật sư tỉnh Tuyên Quang

Theo qdnd.vn
 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website