5 giờ:10 phút Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 , 2016

“Dạy thiết thực, học tích cực” ở Trường Sĩ quan Không quân:

Phần mềm mô phỏng - chìa khóa của "dạy thiết thực"

Một vấn đề được xem là quan trọng hàng đầu của “Dạy thiết thực” là giáo viên phải nghiên cứu và sử dụng thành thạo phần mềm dạy học, đặc biệt là phần mềm mô phỏng.

 Trung tá Nguyễn Văn Thanh -Trung đoàn trưởng Trung đoàn 920 (Trường Sĩ quan Không quân) cho biết, những năm gần đây, tất cả các bài bay đều được Trung đoàn thực hiện bằng giáo án điện tử. Thay vì huấn luyện bằng sơ đồ, hình vẽ, mô hình học cụ đơn giản, Trung đoàn đã áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình huấn luyện. Giáo viên đã đầu tư nghiên cứu, chắt lọc thông tin từ giáo trình, hình vẽ, hình ảnh, mô phỏng hoạt động thực tế, mô phỏng động tác cất cánh để hướng dẫn cho học viên. Học viên thì được tập thực tế trên buồng lái, ca bin tập lái và buồng tập.

Theo Trung tá, Tiến sĩ Nguyễn Trường Thành - Phó Chủ nhiệm khoa Máy bay động cơ, các chuyên ngành kỹ thuật của Trường Sĩ quan Không quân cũng đã xây dựng được các phần mềm mô phỏng, thiết kế các bảng học cụ theo hướng mô phỏng để ứng dụng trong quá trình dạy. Việc dùng các phần mềm mô phỏng đã khắc phục được hạn chế của việc dùng các hình ảnh tĩnh trước đây. Các mô hình động vừa tiết kiệm được thời gian soạn bài, tăng hàm lượng kiến thức, liên hệ được với thực tiễn đơn vị, học viên được thực hành như trên vũ khí, khí tài thật, khắc phục được tình trạng học “khan”.

Phần mềm mô phỏng - chìa khóa của

Học viên Trường Sĩ quan Không quân thực hành tại Trung tâm Huấn luyện thực hành

Về điều này, Thiếu tá Thái Duy Hào - Giảng viên Khoa Vũ khí hàng không cũng khẳng định, với các chuyên ngành kỹ thuật hàng không, đặc biệt là chuyên ngành vô tuyến điện tử, phần lí thuyết các môn học rất phức tạp, trừu tượng nên nếu giảng viên chỉ áp dụng phương pháp dạy truyền thống là không phù hợp. Phải tăng tính trực quan sinh động trong bài giảng bằng việc sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ mô phỏng. Với công nghệ mô phỏng, học viên không chỉ được thực  hành nhiều, thậm chí, còn được lôi cuốn vào quá trình xây dựng bài giảng của thầy; do đó không chỉ được trang bị kiến thức về chuyên ngành mà còn nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin ngay trong quá trình cộng tác với thầy.  

Chia sẻ với chúng tôi về một số thiết bị mô phỏng của Khoa Thiết bị hàng không, Thiếu tá Đỗ Tiến Lương - Giảng viên của Khoa cho hay, những năm gần đây, Khoa đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng phòng học chuyên dùng cho máy bay Su-22, thiết kế các panel thiết bị mô phỏng ứng dụng công nghệ vi mạch để điều khiển các thiết bị mô phỏng. Qua đó, miêu tả phần cấu tạo, nguyên lí làm việc, rèn luyện kỹ năng vận hành cho học viên. Trong phòng học, Khoa đã thiết kế mạng liên kết các máy tính nội bộ để mô phỏng quá trình động lực học của máy bay, gần giống như một ca bin tập lái.

Công nghệ mô phỏng không chỉ được đẩy mạnh ở mỗi khoa, theo Thiếu tá Hoàng Ngọc ánh - Giảng viên Khoa Vũ khí hàng không, khi thiết kế các trang bị, còn cần cả sự phối hợp giữa các chuyên ngành kỹ thuật hàng không .Ví như khi mô phỏng hoạt động của hệ thống hỏa lực trên máy bay Su-22M4 hay Su-30MK2, giảng viên các chuyên ngành đã có sự kết hợp chặt chẽ; thậm chí, trong quá trình xây dựng các phần mềm mô phỏng, giảng viên trong trường còn kết hợp cả với Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Quá trình đó đã tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào thi đua: “Dạy thiết thực, học tích cực” trong toàn trường.

Khi đã có đội ngũ thầy dạy học theo hướng thiết thực, hiệu quả của công tác giáo dục đào tạo ở Trường Sĩ quan được nâng lên rõ rệt. Khi học viên được học bằng những bài giảng áp dụng công nghệ mô phỏng, tính trực quan tăng, hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn, gắn liền với thực tế công việc ở đơn vị hơn và chủ động hơn trong quá trình học tập. Điều đáng mừng là, ngày càng có nhiều học viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, có cách thức và phương pháp tiếp cận khoa học đúng, nâng cao khả năng trình bày, phân tích vấn đề; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cao, được Nhà trường, Quân chủng và đơn vị đánh giá cao về khả năng tiếp cận thực tế.

Qua khảo sát ở các đơn vị, học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp đều rút ngắn được thời gian độc lập công tác. Học viên kỹ thuật hàng không đã chỉ mất 3 tháng (trước đây là 6 tháng) để làm quen với công việc. Trung tá Nguyễn Văn Thanh cũng chia sẻ, khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, đề cương của học viên bay được rút ngắn chỉ còn 2/3. Học viên đã chủ động hơn nhiều trong quá trình huấn luyện.

Theo Đại tá Nguyễn Tiến Học, để phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường, phong trào thi đua, khâu đột phá: “Dạy thiết thực, học tích cực” sẽ được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa để thiết thực nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, bám sát và đáp ứng yêu cầu thực tiễn từ đơn vị. Trung tá Nguyễn Văn Thanh -Trung đoàn trưởng Trung đoàn 920 (Trường Sĩ quan Không quân) cho biết, những năm gần đây, tất cả các bài bay đều được Trung đoàn thực hiện bằng giáo án điện tử. Thay vì huấn luyện bằng sơ đồ, hình vẽ, mô hình học cụ đơn giản, Trung đoàn đã áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình huấn luyện. Giáo viên đã đầu tư nghiên cứu, chắt lọc thông tin từ giáo trình, hình vẽ, hình ảnh, mô phỏng hoạt động thực tế, mô phỏng động tác cất cánh để hướng dẫn cho học viên. Học viên thì được tập thực tế trên buồng lái, ca bin tập lái và buồng tập.

HỒNG LINH

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website