5 giờ:43 phút Thứ tư, ngày 4 tháng 10 , 2017

Pháo tự hành đổ bộ đường không - Cuộc cách mạng trong trang bị của VDV Nga

Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga đã được giao nhiệm vụ phát triển pháo tự hành mới với tên mã Lotus (Hoa Sen) có khả năng thả từ máy bay để trang bị cho lực lượng Đổ bộ đường không (VDV) Nga. Pháo tự hành Lotus cỡ 120mm sẽ hoàn thành giai đoạn phát triển trong năm 2019 để được trang bị ngay sau đó. Giới chuyên gia quân sự nhận định, việc phát triển pháo tự hành Lotus là đáp ứng yêu cầu về trang bị hỏa lực, cũng như các dòng pháo binh mới có thể đổ bộ đường không chỉ có ở VDV Nga.

 Đại diện nhà máy TsitryITochMash, Dmitri Semizorov khẳng định, pháo tự hành Lotus sẽ mang nhiều cải tiến lớn về đạn dược sử dụng, cơ cấu tháp pháo module, hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại và pháo chính có tuổi thọ dài hơn so với các dòng pháo, cối tự hành hiện có của VDV Nga. Do yêu cầu về bảo mật, các thông tin khác liên quan tới pháo tự hành Lotus không được tiết lộ.

Tại sao lính dù Nga lại cần pháo binh đổ bộ đường không

Theo học thuyết tác chiến của Nga, VDV đóng vai trò như một lực lượng luồn sâu, đổ bộ vào hậu tuyến của đối phương bằng dù. Lực lượng này sẽ cắt đứt kết nối giữa các phòng tuyến; dọn bãi, chuẩn bị đầu cầu và phá hủy kho tàng hậu cần của đối phương. Với những nhiệm vụ tác chiến độc lập, tách rời lực lượng binh chủng hợp thành, việc VDV cần các trang bị hỏa lực mạnh độc lập như pháo tự hành có thể đổ bộ từ trên không là điều dễ hiểu.

Pháo tự hành đổ bộ đường không - Cuộc cách mạng trong trang bị của VDV Nga
Trang bị hạng nặng được thả dù trực tiếp từ máy bay vận tải và có khả năng tác chiến ngay khi tiếp đất là điểm đặc biệt của VDV Nga. 

 

Điểm khác biệt của các đơn vị pháo, cối tự hành của VDV so với Lục quân là việc các tổ hợp này đều được thiết kết lại để có thể thả bằng dù từ máy bay vận tải. Đây chính là “đặc sản” của VDV Nga, mà không lực lượng dù nào trên thế giới có trang bị tương tự. Để đảm bảo khả năng đổ bộ đường không, các đơn vị pháo binh thuộc VDV phải có trọng lượng nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và hỏa lực tương đương với các dòng pháo tự hành lục quân.

Hiện tại, VDV Nga đang được trang bị hai dòng vũ khí hỏa lực tự hành chính là cối 2S9 Nona-S 120mm, vũ khí đã khẳng định uy lực trong cuộc chiến tại Afghanistan giai đoạn 1980 và pháo 125mm 2S25 Sprut-SD uy lực hơn được trang bị từ đầu những năm 2000.

Mang biệt danh của quái vật biển – Kraken, pháo tự hành Sprut-SD sử dụng khung thân xe chiến đấu BMD-3 nâng cấp và kết cấu pháo 125mm 2A75 tương tự như xe tăng T-72. Điều này đã giúp Sprut-SD vừa có trọng lượng nhẹ có thể đổ bộ bằng dù, vừa có hỏa lực bắn thẳng không thua kém xe tăng.

“Có thể tăng tốc lên 70km/giờ ở điều kiện dã chiến và trang bị hỏa lực tương đương xe tăng T-72, T-90, đó chính là Sprut-SD. Điều đặc biệt hơn là đây là phương tiện tác chiến đổ bộ có một không hai trên thế giới”, chuyên gia quân sự Andrei Stanavov nhận xét.

Sprut-SD hỏa lực bắn thẳng, Lotus cung cấp hỏa lực chi viện

Trong khi hỏa lực bắn trực xạ của VDV đã được hiện đại hóa bằng pháo tự hành Sprut-SD, thì hỏa lực chi viện vẫn phải phụ thuộc vào cối tự hành 120mm Nona-S đã có tuổi đời hơn 50 năm. Sự xuất hiện của pháo tự hành Lotus chính là để thay thế cho Nona-S.

Pháo tự hành đổ bộ đường không - Cuộc cách mạng trong trang bị của VDV Nga
 
Pháo tự hành đổ bộ đường không - Cuộc cách mạng trong trang bị của VDV Nga
Pháo tự hành Sput-SD. 
Pháo tự hành đổ bộ đường không - Cuộc cách mạng trong trang bị của VDV Nga
Cối tự hành Nona-S. 

 

Hỏa lực trực xạ buộc phải tiếp cận đối phương ở khoảng cách gần, trong khi đó vỏ giáp hạn chế làm Sprut-SD dễ tổn thương trước hỏa lực. Lotus có thể khắc phục điểm yếu này nhờ vai trò là pháo binh với góc nâng nòng lớn.

Thực tế chiến trường đã cho thấy hiệu quả của cối Nona-S với góc nâng nòng lớn, tạo hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn thẳng, hoặc ẩn nấp dưới hầm hào ở khoảng cách tới 9km.

“Điểm mạnh của Nona-S là có thể sử dụng lại các loại đạn cối cỡ 120mm sản xuất theo chuẩn phương Tây. Cối tự hành này có thể sử dụng các đạn dược cùng cỡ do Đức, Pháp, Israel, Tây Ban Nha và Trung Quốc sản xuất”, RIA Novosti đánh giá.

Tuy nhiên, sau 50 năm phục vụ, cối tự hành Nona-S đã tới giới hạn của công nghệ và cần dòng pháo binh mới thay thế.

“Dù là phương tiện chiến đấu hiệu quả cao, nhưng Nona-S đã phục vụ Quân đội Liên Xô và Nga từ những năm 1970. Nó cơ bản là đã lỗi thời và cần được thay thế. Điều này cũng giải thích cho việc Bộ tư lệnh VDV phát triển pháo tự hành Lotus mới”, chuyên gia A. Stanavov bình luận.

Sự xuất hiện của pháo tự hành Lotus

Theo chương trình Zauralets-D, Quân đội Nga dự kiến phát triển các tổ hợp pháo tự hành mới dựa trên khung gầm xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M và BTR-MDM với cỡ nòng 120 và 152mm để trang bị cho VDV. Các tổ hợp pháo này có tính năng vượt trội so với các dòng pháo tự hành hiện có của VDV Nga. Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao Bộ Quốc phòng Nga đã hủy bỏ các dự án trên.

Việc phát triển Zauralets-D sau đó được Viện thiết kế TsNIITochMash khôi phục và các công nghệ đã được thực nghiệm được áp dụng vào dự án pháo tự hành 120mm Lotus.

“Dù các thông tin cụ thể về đặc điểm kỹ-chiến thuật của pháo tự hành Lotus không được công bố, nhưng rõ ràng dòng vũ khí mới của VDV tạo ra hỏa lực đáng gờm với bất kỳ đối thủ nào. Sau khi được trang bị, khả năng chiến đấu của VDV sẽ được tăng lên đáng kể”, RIA Novosti đánh giá.

Theo qdnd,vn
 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website