9 giờ:47 phút Thứ tư, ngày 8 tháng 4 , 2020

Hỏi-đáp về bảo hiểm xã hội

Đồng chí Nguyễn Thị X, đơn vị M, hỏi: Tôi có 25 năm đóng BHXH bắt buộc và công tác trong Quân đội, có 25 năm tuổi quân, tháng 10-2019 tôi có đủ điều kiện nghỉ hưu không? Mức lương hưu của tôi được tính như thế nào?

Trả lời:

+ Điều kiện nghỉ hưu: Tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ quy định về điều kiện nghỉ hưu đối với quân nhân như sau:

“Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong Quân đội, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong Quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ Quân đội”.

Đối chiếu với quy định trên thì đồng chí đủ điều kiện nghỉ hưu vì: Đồng chí là nữ quân nhân có 25 năm tham gia BHXH, 25 năm công tác trong Quân đội và được tính tuổi quân.

+ Tỷ lệ phần trăm lương hưu: Được thực hiện Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ: Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi 15 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính bằng 2%, mức tối đa bằng 75%.

- Đồng chí nghỉ hưu tháng 10/2019;  có 25 năm tham gia bảo hiểm xã hội cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu như sau:

15 năm đầu = 45%;  10 năm tiếp theo x 2% = 20%.

Như vậy tỷ lệ lương hưu của đồng chí là:  45% + 20%  =  65% và đồng chí được điều chỉnh theo nghị định số 153/2018/NĐ-CP là 9,23% lương hưu.

Chị Nguyễn Thanh H, ở tỉnh Q, hỏi: Chồng tôi đang công tác tại một nhà máy thuộc Tổng cục X, chồng tôi sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu vào tháng 6-2019 và khi đó đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 28 năm, vậy cách tính mức lương hưu sẽ như thế nào?

Trả lời:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với chồng chị thực hiện theo Điều 56 Luật BHXH năm 2014, cụ thể như sau:

- Từ ngày 1-1-2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, nếu chồng chị nghỉ hưu theo điều kiện thông thường vào tháng 6-2019 thì: 17 năm đóng BHXH được tính là 45%. Tổng số 28 năm  17 năm = 11 năm x 2% = 22% nữa. Mức lương hưu của chồng chị sẽ là: 45% + 22% =  67%.

Ông Nguyễn Văn S tỉnh X, hỏi. Trong trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư thì có được hưởng lương hưu không nữa không?

Trả lời:

Theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ hưu trí đối với người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện như sau:

- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 2 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

Đồng chí Hoàng Thị H, Bộ CHQS tỉnh N có hỏi: Tôi nhập ngũ và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2001, nếu tôi đề nghị giải quyết chế độ BHXH thì mức lương bình quân làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH của tôi được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cách tính mức lương bình quân để tính lương hưu, trợ cấp một lần phụ thuộc vào thời gian bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc. Đồng chí là quân nhân như vậy thuộc đối tượng có toàn bộ thời gian thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì cách tính như sau:

 

STT

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH
(từ tháng, năm đến tháng, năm)

Số năm tính
bình quân

1

Tham gia BHXH trước năm 1995

5 năm cuối

2

Tham gia BHXH từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000

6 năm cuối

3

Tham gia BHXH từ ngày 1-1-2001 đến 31-12-2006

8 năm cuối

4

Tham gia BHXH từ ngày 1-1-2007 đến 31-12-2015

10 năm cuối

5

Tham gia BHXH  từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2019

15 năm cuối

6

Tham gia BHXH  từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024

20 năm cuối

7

Tham gia BHXH từ ngày 1-1-2025 trở đi

toàn bộ thời gian

Như vậy, đồng chí bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2001, nên mức lương bình quân đóng BHXH để giải quyết chế độ BHXH của đồng chí là 8 năm cuối.

BBT

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website