Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Công tác kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng.
Công tác kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chủ thể kiểm tra: tổ chức đảng (cấp ủy; Ban Thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn).
Đối tượng kiểm tra: cấp ủy, tổ chức đảng (Ban Thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn) và đảng viên.
Hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.
Công tác giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Chủ thể giám sát: Các tổ chức đảng (cấp ủy; Ban Thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy).
Đối tượng giám sát: Cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới (Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn) và đảng viên.
Hình thức giám sát có giám sát thường xuyên (giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp) và giám sát theo chuyên đề.
Nội dung giám sát: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; quy chế, kết luận của cấp ủy cấp trên và của đảng ủy; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
VŨ LƯƠNG (tổng hợp)