16 giờ:13 phút Chủ nhật, ngày 22 tháng 10 , 2017

S-400 thay đổi luật chơi ở Trung Đông

Trong bài viết mới đây đăng trên Tạp chí Mỹ The National Interest, tác giả Stephen Bryen nhận định, việc Saudi Arabia quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga là một “cú sốc” đối với Mỹ và các nước đồng minh châu Âu của mình.

 Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận mua S-400 có trị giá 2,5 tỷ USD với Nga. Và hiện nay Moscow đang đàm phán với Ai Cập về việc cung cấp các hệ thống này.

Ai Cập đã sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM (Antey-2500) của Nga, được sử dụng để đánh bại các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường chính xác cao, các máy bay của không quân chiến lược và chiến thuật, các máy bay cảnh báo sớm và tấn công điện tử.

 

S-400 thay đổi luật chơi ở Trung Đông
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Nguồn: RIA Novosti. 
Trong số các quốc gia sở hữu S-300 có cả Hy Lạp, một quốc gia thành viên NATO. Họ đã nhận được hệ thống tên lửa này từ CH Síp khi Thổ Nhĩ Kỳ dọa sẽ bắt đầu một cuộc chiến chống lại nước này, nếu CH Síp  không từ bỏ hệ thống tên lửa của mình. Vì vậy, CH Síp đã bàn giao S-300 cho Hy Lạp để ổn định cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Trung Quốc, Ấn Độ, Ukraine, Venezuela, Bulgaria (một thành viên NATO ) và nhiều nước trên thế giới cũng sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM.

 

Tuy nhiên, sự xuất hiện của S-400 đã thay đổi mọi vấn đề. Lý do là bởi S-400 có thể phóng 4 loại tên lửa đánh chặn khác nhau, bao gồm tên lửa tầm rất xa 40N6E (tầm bắn 400km), tên lửa tầm xa 48N6 (250km), tên lửa 9M96E2 (120km) và tên lửa tầm ngắn 9M96E (40km). Trong khi đó, hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ chỉ sử dụng 1 loại tên lửa có tầm bắn tối đa 96km.

Nhưng đó không phải là tất cả. Tên lửa 9M96E2 là một trong những ưu điểm chính của hệ thống tên lửa phòng không S-400. Tên lửa 9M96E2 có thể đạt tốc độ Mach 15 (tương đường 5.000m/s hay 18.500 km/h), có thể bắn trúng các mục tiêu cách mặt đất 5m và có thể hoạt động trong môi trường có sức ép không khí lớn. Tên lửa này được thiết kế để phá hủy các máy bay và tên lửa đối phương ở  tầm thấp cũng như để hủy diệt nhiều loại tên lửa hành trình khác

Tiến sĩ Carlo Kopp- một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ cho biết, S-400 có thể được trang bị nhóm radar (RLS) phát hiện mục tiêu nhằm mục đích phá hủy những chiếc máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35. Chúng hoạt động ở dải tần số rộng, bao gồm tần số rất cao và siêu cao, cho phép chúng phát hiện máy bay chiến đấu được sở hữu công nghệ tàng hình Stels. Điểm cơ bản của công nghệ này là nguyên tắc tàng hình trước các radar dải tần số cao như X, loại radar thường được sử dụng trong quân đội hoặc các tổ chức dân sự. Dần dần, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các đồng minh, chủ yếu hoạt động trong băng tần X, sẽ trở nên lỗi thời, bởi vì Trung Quốc và Nga đang tích cực phát triển các công nghệ tầm nhìn thấp trong việc chế tạo ra máy bay và tên lửa mới.

Dù Nga sở hữu số máy bay hiện đại ít hơn Mỹ và NATO thì bên cạnh nhóm radar hiện đại (RLS) (có thể được cung cấp hoặc có thể không được cung cấp cho khách hàng nước ngoài), Nga còn có một hệ thống phòng không mạnh mẽ. Một trong những lý do khiến Nga phát triển hệ thống phòng không và tạo ra các phương tiện để đối phó với tên lửa hành trình và máy bay tàng hình của Mỹ, đó là Nga không có kinh phí sản xuất một lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại đông đảo, The National Interest nhận định.

Một trong những lợi thế của hệ thống tên lửa tầm xa S-400 là khả năng đánh chặn các mục tiêu nằm ngoài khu vực phòng không, kể cả máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry (AWACS). Những chiếc máy bay này, được Mỹ và các đồng minh NATO sử dụng, được triển khai tại căn cứ không quân Kadena (Nhật Bản) và căn cứ không quân Al-Dhafra của Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Các máy bay này dễ bị S-400  tấn công và do đó mất đi lợi thế là không thể tiếp cận với các hệ thống phòng không của đối phương. Có vẻ như tiềm năng của các máy bay AWACS, được chế tạo vào những năm 1960, hiện đã cạn kiệt. S-400 cũng có thể được sử dụng chống lại các tên lửa đạn đạo. Điều này chính là lý do khiến Saudi Arabia chú ý đến loại khí tài này.

Nga đã có một bước đột phá khi cung cấp vũ khí cho một số quốc gia NATO có tương lai bất định trong khối (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước có quan hệ tốt với Mỹ như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác như UAE.

Bước đột phá của Nga cũng rất quan trọng về mặt kỹ thuật. Hiện nay Mỹ không có hệ thống đối thủ cạnh tranh thực sự với S-400 và dường như Washington không có chút lo lắng lắng khi các hệ thống này đang tăng lên trên khắp thế giới. “Thật đáng tiếc, nhưng bây giờ đã quá muộn để làm bất cứ điều gì”, tác giả Stephen Bryen kết luận.

Theo qdnd.vn
 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website