5 giờ:51 phút Thứ bảy, ngày 9 tháng 4 , 2016

"Văn hóa giao thông" - nhìn từ câu chuyện nhỏ

Sống và làm việc tại Hà Nội, mặc dù nhà có ô tô nhưng phải thật sự cần thiết Thượng tá Dương Ngọc Phúc - Phó trưởng Phòng Doanh trại, Cục Hậu cần, Quân chủng Phòng không-Không quân) mới sử dụng đến nó, còn bình thường anh đi xe máy để vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa dễ cơ động. Những khi rỗi rãi thì anh đi bộ để rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Chủ nhật vừa rồi anh rủ tôi đi mua khung tranh treo tường cho gia đình anh. Ngồi sau tay lái của anh, tôi không chỉ có được cảm giác an tâm, mà còn học đượ

 Khi đi qua chốt đèn xanh đèn đỏ ở Ngã tư vọng, thấy chỉ còn vài giây đèn xanh nữa anh liền cho xe chạy chậm và dừng đúng làn đường dành cho ô tô. Tôi hỏi: Thời gian vẫn còn sao anh không đi tiếp? Anh phân tích: ở nút giao thông này, mật độ người và phương tiện dừng đỗ thường đông, lại có nhiều hướng di chuyển, nếu mình có vượt lên được không những không nhanh hơn mà có thể còn gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông ở các hướng khác. Do đó, đợi thêm vài chục giây nữa vừa tốt cho mình vừa tốt cho mọi người. Nghe anh nói vậy tôi thấy ngại vì cũng có lúc mình đã cố vượt như vậy và thực tế là thấy không an toàn cho bản thân chút nào. Khi nhìn thấy những người điều khiển xe máy dừng đỗ ngay trên làn đường dành cho ô tô, anh Phúc nói ngay: Những người đi xe máy dừng đỗ thế này không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tự tạo nguy hiểm cho chính mình. Nói rồi, anh dẫn giải cho tôi vài ví dụ về việc các “xe điên” gây tai nạn vừa qua, nạn nhân thường là những người đi xe máy dừng đỗ sang làn đường dành cho ô tô.

Mặc dù cửa hàng khung tranh số 172 Lê Duẩn ở ngay trước mặt nhưng tại nút giao cắt Lê Duẩn - Trần Nhân Tông không cho phép xe ô tô quay đầu, do đó anh Phúc phải cho xe vòng qua đường Trần Bình Trọng, rẽ sang Nguyễn Du rồi mới quay lại đường Lê Duẩn, mất thêm chừng mươi phút nữa để đến điểm dừng đỗ. Anh chia sẻ: Đi đường Hà Nội là thế đấy, có khi nhà ở trước mặt có vài chục mét nhưng phải đi vòng thêm 2-3 cây số nữa mới về đến nơi. Tôi nói vui với anh Phúc: ở nút giao thông vừa rồi không có cảnh sát giao thông tuần tra, một số người sẽ chọn giải pháp quay đầu xe luôn chứ không mất thời gian và tốn công như anh em mình! Anh Phúc quả quyết: Với ai thì được, còn với anh thì không bao giờ. Nếu lúc đó mình liều quay đầu xe luôn và có thể không bị phạt nhưng nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, mình vi phạm lần một thì sẽ có lần hai, lần ba… nhiều lần sẽ trở thành thói quen xấu cả trong tham gia giao thông và cuộc sống.

Những hành động trên đây của Thượng tá Dương Ngọc Phúc rất bình dị, đời thường, bất cứ ai cũng có thể làm được. Nhưng đối với tôi, những hành động đó là biểu hiện sinh động của một người tham gia giao thông có văn hóa. Nó sinh động, trực quan hơn rất nhiều so với những gì tôi đọc, nghe, xem được ở sách báo, ra đi ô, ti vi từ trước tới nay.

 “Văn hóa giao thông” có thể hiểu đó là bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách ứng xử, xử sự, chấp hành luật giao thông và các quy định chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.Theo đó, người tham gia giao thông khi tham gia giao thông cần phải có ý thức tự giác trong chấp hành luật giao thông, gương mẫu và tôn trọng những người xung quanh, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Câu chuyện nhỏ trên đây của Thượng tá Dương Ngọc Phúc là những bài học cụ thể, sinh động của văn hóa nói chung và “văn hóa giao thông” nói riêng. Đó không phải là những điều xa xôi mà nó rất giản dị, đời thường trong cuộc sống thường ngày mà ai cũng có thể làm được.

NGUYỄN THÀNH TRUNG

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website