10 giờ:6 phút Thứ hai, ngày 13 tháng 8 , 2018

Nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng

Bài cuối: Tăng cường đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về Luật An ninh mạng

Ngay trước, trong và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, các thế lực thù địch, phản động đã tập trung tuyên truyền, xuyên tạc về nội dung Luật như: “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chứng kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”… Đây là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, với mục đích cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh mạng.

 

Đặc biệt, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị tổ chức quay trực tiếp các cuộc biểu tình, tán phát hình ảnh người dân được cho là bị công an, chính quyền đánh gây thương tích trên Internet, mạng xã hội (MXH) để kích động dư luận, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình; một số địa phương đã xảy ra những hành vi quá khích, người dân mang băng rôn, khẩu hiệu tuần hành, số người quá khích đã đập phá tài sản, công sở; dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng làm nhiệm vụ dẫn đến bị thương một số người, hư hỏng tài sản của tập thể, cá nhân, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục xuyên tạc trắng trợn việc xử lý những người vi phạm pháp luật vừa qua là “đàn áp dã man” những người biểu tình ôn hòa, yêu nước, kêu gọi đưa vấn đề ra Liên hợp quốc và kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc. Đặc biệt, sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố ban hành Luật An ninh mạng, chúng tiếp tục thổi phồng đạo luật này nhằm “bịt mồm nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống người dân và vi phạm chính bản Hiến pháp 2013. Chúng tiếp tục lợi dụng dưới danh nghĩa yêu nước, cổ súy các đợt biểu tình, tuần hành nhằm gây bất ổn trong xã hội…

Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chống đối chính trị về Luật An ninh mạng, các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng cần tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng, có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân nhận thức đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm tuyên truyền về sự cần thiết phải ban hành, mục đích, ý nghĩa, tác dụng, những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là dự thảo Luật Đặc khu).

Làm rõ, đấu tranh phản bác âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội tung tin sai trái, bịa đặt, dàn cảnh vu khống các lực lượng thực thi pháp luật đàn áp nhân dân để ghi hình, phát tán trên các trang MXH nhằm kích động, lôi kéo, xúi giục quần chúng tuần hành, biểu tình, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phát huy sức mạnh tổng hợp,ưu thế của các lực lượng, phương tiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin định hướng, chính xác, kịp thời để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ sự thật, không bị địch mua chuộc, lôi kéo, kích động lợi dụng tình cảm yêu nước chân chính của cán bộ, chiến sĩ để tập trung đông người, gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thông tin, bình luận, phát ngôn thiếu căn cứ, sai lệch, tụ tập đông người, tuần hành, gây rối, bạo loạn, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta.

 Cùng với đó, quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, tình hình tư tưởng, kỷ luật, dư luận và các mối quan hệ xã hội của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, có biện pháp nắm, xử lý, giải quyết kịp thời, không để bị động, bất ngờ; chủ động phát hiện, tố giác các đối tượng cầm đầu kích động nhân dân biểu tình với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần giữ vững ANCTTTATXH trong đơn vị và địa bàn đóng quân. Duy trì nghiêm nền nếp, chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy, chế độ báo cáo tình hình tư tưởng, không để các vụ việc bất ngờ về tư tưởng xảy ra. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, của Tư lệnh Quân chủng về tăng cường quản lý kỷ luật, xây dựng chính quy, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động; duy trì thực hiện đúng các chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác trong ngày, trong tuần; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị, cá nhân thuộc quyền.

Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ doanh trại, kho tàng, sân bay. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình ANCTTTATXH, hoạt động tôn giáo, địa bàn trọng điểm nơi đơn vị đóng quân. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng địa phương, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ quân số, các mối quan hệ của bộ đội, hạn chế thấp nhất bộ đội ra ngoài doanh trại, tránh để kẻ địch lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật, kỷ luật.

KIÊN CƯỜNG

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website