7 giờ:33 phút Thứ ba, ngày 7 tháng 4 , 2020

Hỏi-đáp về bảo hiểm y tế

Hỏi: Trong các trường hợp nào thì được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế?

Trả lời:

Theo Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, các trường hợp sau đây được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế:

1. Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.

2. Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia BHYT nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

3. Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian đã tham gia BHYT.

4. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong Quân đội, Công an, Cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.

Hỏi: Giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, giá trị sử dụng thẻ BHYT tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định (trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi) và kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT.

Trường hợp người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; người tham gia BHYT theo hộ gia đình; thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu tham BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

Hỏi: Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế, thu hồi thẻ BHYT trong các trường hợp:

1. Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT.

2. Người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT.

3. Cấp trùng thẻ BHYT.

Hỏi: Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?

Trả lời:

Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế quy định, thẻ BHYT bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Thế nào được gọi là khám bệnh, chữa bệnh theo quy định?

Trả lời:

Khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) theo quy định, trừ trường hợp cấp cứu là KBCB đúng nơi đăng ký KBCB BHYT ban đầu ghi trên thẻ BHYT, đủ thủ tục KBCB hoặc chuyển tuyến điều trị đúng quy định.

Hỏi: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 22 Luật bBảo hiểm y tế quy định, trường hợp một người thuộc nhiều nhóm đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Hỏi: Khi chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm nào?

Trả lời:

Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định trường hợp chuyển đổi mức hưởng BHYT thì mức hưởng BHYT mới được tính từ thời điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.

Hỏi: Bộ Quốc phòng lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế?

Trả lời:

Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT đối với:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

2. Người nước ngoài đang học tập trong các nhà trường Quân đội được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

3. Học sinh, sinh viên đang học tập trong các nhà trường Quân đội.

4. Thân nhân của quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường Quân đội.

5. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

BBT

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website