5 giờ:56 phút Thứ bảy, ngày 9 tháng 4 , 2016

Tăng cường chấn chỉnh phong cách quân nhân trẻ

Chỉ cần vào Google gõ từ khóa “Bộ đội hát”; “Bộ đội nhảy múa”; “Bộ đội nghịch ngợm”… chúng ta sẽ nhận được vô vàn những kết quả bằng hình ảnh, video… Bên cạnh những hình ảnh đẹp, video ý nghĩa được nhiều người yêu mến thì có không ít những hình ảnh, video bị chỉ trích là phản cảm, làm mất đi nét đẹp truyền thống, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Thực tiễn theo dõi chúng ta sẽ thấy, đa phần số hình ảnh, video đó được thực hiện bởi HSQ-BS. Trong đó, số video, hình ảnh được cho là HSQ-BS thuộc Quân chủng P

 Có sai phạm?

Ngày 6/4/2012, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân có Chỉ thị số 875/CT-BTL về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số trong toàn Quân chủng, trong đó chú trọng việc quản lý, khai thác sử dụng, đưa thông tin trên internet. Tuy vậy, tìm hiểu thực tế trên internet vừa qua, vẫn còn nhiều hình ảnh, video phản cảm được hạ sĩ quan-binh sĩ đưa lên.

Trước tiên, xin được nói về một clip mà nickname thanh phu ngo đưa lên Youtube với lời tựa  (Lời xin lỗi của một dân chơi “Hát như Duy Mạnh”). Trong clip có 4 chiến sĩ, trong đó 2 chiến sĩ mặc quân phục Bộ đội PK-KQ ngồi hát, đánh đàn và 2 chiến sĩ không mặc quần áo dài thi thoảng nhảy múa với nhiều hình xăm trên người.

Tăng cường chấn chỉnh phong cách quân nhân trẻ

Hình ảnh clip phản cảm của quân nhân được chụp lại từ giao diện của mạng xã hội you tube.

Khi clip đưa lên gặp khá nhiều phản ứng của cư dân mạng. Kẻ khen thì ít, người chê thì nhiều. Cư dân mạng cho rằng, không biết các đơn vị quản lý, giáo dục bộ đội mình như thế nào mà để chiến sĩ ăn mặc phản cảm, quay clip tại đơn vị rồi đưa lên internet, làm mất hình ảnh đẹp của người lính. Nickname có tên 30mk2 Su cho rằng, hát như vậy không có gì là sai. Trong doanh trại ngoài giờ luyện tập, lao động, sinh hoạt và thể thao, bộ đội cũng hát cho vui thôi mà. Mỗi người đều có quyền tự do riêng tư… Tuy thế, nhiều nickname khác lại cho rằng, họ đã từng đi bộ đội, ở đơn vị họ duy trì rất nghiêm túc. Nếu hát vui thì thoải mái, nhưng không được đưa lên internet. Đưa hình ảnh, video lên internet mà chưa được sự đồng ý của chỉ huy đơn vị là vi phạm kỷ luật. Nickname Nguyen An bình luận rằng, cán bộ quản lý đâu không biết, để cho bộ đội quá tự do, ăn mặc, xăm trổ như “xã hội đen” lại đưa lên mạng thì thật khó chấp nhận.

Đặc biệt, nhiều ý kiến chỉ ra rằng, nếu đưa lên internet mà ăn mặc phản cảm như thế là vi phạm quy định của Quân đội. Nickname Hong do cũng chỉ dẫn Điều 26 trong Quyết định 04/QĐHN-BQP ngày 5 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về xử lý kỷ luật với những hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã nêu rõ, quân nhân nào vi phạm các chế độ, quy định về sinh hoạt, công tác, lễ tiết tác phong quân nhân, thì bị xử phạt từ khiển trách đến giữ tại trại trong ngày nghỉ, cảnh cáo. Như thế, các chiến sĩ này đều vi phạm quy định này.

Khó ngăn chặn, xử lý?

Có nhiều ý kiến khác nhau trong các bình luận tại các hình ảnh, clip này. Có ý kiến cho rằng, rất khó để ngăn chặn những hình ảnh, clip phản cảm của chiến sĩ đưa lên mạng internet, bởi đa phần các chiến sĩ này đều quay lại clip vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, hoặc khi người chỉ huy thực hiện những công việc khác. Sau đó lợi dụng thời gian được ra ngoài doanh trại như nghỉ phép… quân nhân tung lên internet. Có ý kiến chỉ ra rằng, chắc tại chỉ huy đơn vị không quán triệt, hoặc quán triệt không đến nơi và chưa có quy định nào cụ thể nên mới để tình trạng quân nhân tự do vượt qua khỏi khuôn khổ như vậy…???.

Với rất nhiều bình luận như vậy, tôi cho rằng, các ý kiến đều đáng để chúng ta lưu tâm. Tuy nhiên, nói là thật khó để ngăn chặn những hình ảnh, clip phản cảm của chiến sĩ đưa lên internet cũng chưa hẳn đúng và phần nào thể hiện sự thiếu trách nhiệm. Để ngăn chặn những hiện tượng này, người chỉ huy các cấp đóng vai trò quan trọng.

Nguyên nhân chủ yếu là việc tuyên truyền giáo dục về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” ở một số đơn vị trong thời gian qua đã làm nhưng chưa tốt, dẫn đến bộ đội chưa thấm nhuần, chưa tự ý thức được trách nhiệm của mình trong giữ gìn, phát huy bản chất, tính chất, phong cách của quân nhân trong tình hình mới. Chính điều đó dẫn tới, chiến sĩ chưa thực sự tự giác thực hiện các quy định ở đơn vị quân đội.  Sau đó phải kể đến, việc quán triệt và thực hiện chưa nghiêm các quy định của các cấp về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số, trong đó chú trọng việc quản lý, khai thác sử dụng, đưa thông tin trên internet.

Chính vì vậy, để ngăn chặn từ xa và ngăn chặn trực tiếp những tình trạng trên, các cấp cần phải tăng cường giáo dục tuyên truyền về bản chất, truyền thống, hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, để họ không ngừng gìn giữ, phát huy. Sau đó, cần tăng cường giáo dục, quán triệt cho bộ đội nắm chắc các quy định về xử dụng internet mà tự ý thức được những hành vi của mình trong thực hiện nhiệm vụ cũng như cuộc sống, sinh hoạt  hàng ngày. Mặt khác, các cấp phải tăng cường kiểm tra, duy trì nghiêm quy định SQ-BS không được sử dụng điện thoại di động.

NGÔ TIẾN MẠNH

 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website