Tháng 8-1945, trong hoàn cảnh kinh tế, tài chính của cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu đói”… Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào Thi đua ái quốc. Và ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời “Kêu gọi thi đua ái quốc”.
Chi tiếtNhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, ngày 27-5-1968, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 53/QĐ-QP thành lập Sư đoàn Phòng không cơ động thứ ba lấy phiên hiệu là Sư đoàn Phòng không 377. Từ đó, ngày 27-5 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Sư đoàn Phòng không 377.
Chi tiếtĐầu tháng 5-1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng phát động đợt thi đua “Luyện hay đánh giỏi, lập công dâng Bác”, lập thành tích mừng thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh 77 tuổi. Các binh chủng, sư đoàn, trung đoàn trong toàn Quân chủng đã nhiệt liệt hưởng ứng đợt thi đua. Một đợt sinh hoạt chính trị được tổ chức rộng khắp nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ xác định trách nhiệm và vinh dự được làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô, Trung ương Đảng và Bác Hồ.
Chi tiếtCách đây 57 năm, khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với Miền Bắc bước vào giai đoạn vô cùng ác liệt; nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm công binh cho các lực lượng Phòng Không - Không quân (PK-KQ) chiến đấu; ngày 19 tháng 5 năm 1966, Trung đoàn Công binh 28 PK-KQ chính thức ra đời. Lễ thành lập được tổ chức tại Nhà máy Gạch Từ Liêm, Hà Nội. Trung đoàn vinh dự được mang tên Đoàn Công binh 19 tháng 5 - Ngày sinh của Bác Hồ.
Chi tiếtBức ảnh “Bác Hồ thăm Trung đoàn không quân tiêm kích Trung đoàn 921” (Đoàn Không quân Sao Đỏ) ngày 9-11-1964 được treo trang trọng ở Bảo tàng Phòng không-Không quân (PK-KQ) và phòng truyền thống của các đơn vị không quân trong Quân chủng PK-KQ, đồng thời được in ở nhiều sách báo, tài liệu lịch sử của Quân đội và Quân chủng PK-KQ. Bức ảnh này do ông Trần Duy Hợi chụp, khi đó ông là biên tập viên của Báo PK-KQ.
Chi tiếtTrong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 1) là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu và đánh trận mở đầu chiến dịch. Trong 56 ngày đêm của chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn.
Chi tiếtTrong cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông vận tải chiến lược chi viện cho Miền Nam giữ vững mạch máu giao thông chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn Miền Bắc vào tiền tuyến lớn Miền Nam, Bộ đội Pháo cao xạ đã có những đóng góp xứng đáng trên các trọng điểm ác liệt như: Hàm Rồng, Đồng Lộc, Xuân Sơn, Linh Cảm, Tà Lê, Phu La Nhích, Khe Tang, Khe Ve… và nhiều trọng điểm được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”, những cửa khẩu đường sang nước bạn. Những trận chiến đấu bảo vệ các tuyến đường giao thông của các Trung đoàn: 226, 224, 232, 222, 233, 250, 256 trên chiến trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào Nam Khu IV.
Chi tiếtMột ngày trung tuần tháng 4, chúng tôi cùng Thượng tá Lê Hoạt - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 280 trở lại thăm đơn vị cũ. Chúng tôi có mặt tại trận địa Đại đội 72 khi đơn vị vừa hoàn thành buổi huấn luyện bắn máy bay tầm thấp. Trung úy Bùi Văn Thế - Chính trị viên Đại đội giới thiệu: “Đây là bác Lê Hoạt, người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cùng đồng đội bắn rơi máy bay địch tại Gầm Bầu, Sông Bé ngày 25-4-1975, đây là chiếc máy bay cuối cùng Trung đoàn bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Sau lời giới thiệu, các pháo thủ trẻ ùa đến, tiếng cười nói xôn xao trận địa. Sau lời thăm hỏi ân cần về tình hình sinh hoạt, học tập huấn luyện của đơn vị, người cựu chiến binh già kể lại câu chuyện của 48 năm về trước…
Chi tiếtCách đây 60 năm, ngày 1-5-1963, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 01/QPQĐ thành lập Trung đoàn cao xạ dã chiến 57mm, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 234 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không (nay là Lữ đoàn Pháo Phòng không 234 thuộc Quân đoàn 3). Ngày 1-5 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Lữ đoàn Pháo Phòng không 234.
Chi tiếtTrong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Bộ đội Pháo cao xạ là lực lượng chủ yếu đánh ban ngày với các loại máy bay chiến thuật của Mỹ, bảo vệ an toàn các sân bay, các trận địa tên lửa, ra đa và các mục tiêu trọng yếu khác, ban đêm trực tiếp tham gia đánh các loại máy bay gây nhiễu, hộ tống cho đội hình B-52. Bộ đội Pháo cao xạ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bắn rơi 3 máy bay chiến lược B-52; góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Chi tiếtNguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, quê ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh nhập ngũ tháng 11-1952. Lúc đầu, anh làm chiến sĩ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Ở bất kỳ cương vị nào Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chi tiếtĐầu năm 1965, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Đế quốc Mỹ điên cuồng đưa quân viễn chinh vào Miền Nam, tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ném bom bắn phá ra Miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn Miền Bắc đối với tiền tuyến Miền Nam.
Chi tiếtĐại đội 612 - đơn vị pháo cao xạ 37mm đầu tiên của Quân đội ta được thành lập vào giữa năm 1951, được giao nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Lùng ở Thủy Khẩu, biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Vào đầu tháng 12-1952, Đại đội vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm. Đây là lần đầu tiên Bác đến với Bộ đội Pháo cao xạ.
Chi tiếtNgày 1-4-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam ký Quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Vừa mới ra đời, Trung đoàn đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chi tiếtNăm 1954, hòa bình lập lại nhưng đất nước vẫn bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc. Trước yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới, Bộ Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 34/NĐA ngày 21-9-1954 thành lập Đại đoàn Pháo cao xạ hỗn hợp mang phiên hiệu truyền thống 367 thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh.
Chi tiếtTháng 5 năm 1965, tôi nhập ngũ vào Quân chủng Phòng không - Không quân và được huấn luyện trở thành một chiến sĩ trắc thủ máy đo xa. Trải qua nhiều trận chiến đấu nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là trận đánh của Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không - Không quân tại trận địa khu vực Đáp Cầu và Thị Cầu ngày 17 tháng 10 năm 1967.
Chi tiếtĐể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đã ra nghị định và các quyết định điều chỉnh lại lực lượng các đơn vị pháo binh và pháo cao xạ theo tình hình mới. Ngày 21-3-1958, Trung đoàn trung cao dã chiến 218 được thành lập tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, do Thiếu tá Vũ Thành làm Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng, Thiếu tá Nguyễn Huy Riểu làm Chính ủy. Các đơn vị tiền thân của Trung đoàn gồm: Tiểu đoàn súng máy 20mm thuộc Trung đoàn Bộ binh 44, Sư đoàn bộ binh 328 làm nòng cốt; 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương của các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình và Đại đội 14 của tỉnh đội Sơn Tây. Về sau, Trung đoàn được bổ sung tiếp 3 đại đội của Trung đoàn 39, Sư đoàn bộ binh 238.
Chi tiếtCách đây 65 năm, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 47/QĐ thành lập Trung đoàn cần vụ đối không đầu tiên, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 260 (được mang tên Đoàn Ra đa Ba Bể), đó là phiên hiệu đầu tiên của Trung đoàn 291 ngày nay và ngày 21-3 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Trung đoàn Ra đa 291, Sư đoàn 365.
Chi tiết