Nâng cao chất lượng đào tạo học viên ngành Kỹ sư hàng không
Là một trong những khoa chuyên ngành của Học viện PK-KQ, hơn 45 năm qua, cán bộ, giảng viên Khoa Kỹ thuật hàng không (KTHK) đã không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, góp phần đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư hàng không (KSHK), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thinh - Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng Khoa KTHK, Học viện PK-KQ về những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ học viên KSHK. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Giờ học tập chuyên ngành kỹ thuật hàng không của học viên đào tạo Kỹ sư hàng không, Học viện PK-KQ.Phóng viên (PV): Xin đồng chí khái quát đôi nét về lịch sử ra đời và những thành tích nổi bật của Khoa KTHK?
Thượng tá, TS NGUYỄN VĂN THINH: Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật không quân cho Quân chủng và Quân đội, ngày 15-2-1979, Tư lệnh Quân chủng Không quân đã ký quyết định thành lập Khoa KTHK với tên gọi ban đầu là “Tổ giáo viên KTHK”. 45 năm qua, Khoa đã đào tạo 51 khóa KSHK, 8 khóa KSHK dân dụng, 13 khóa cao học KTHK, cung cấp cho Quân chủng, Quân đội và đất nước hơn 4.000 KSHK và gần 300 thạc sĩ chuyên ngành KTHK. Đội ngũ giảng viên của Khoa không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng; đến nay, Khoa có 4 giảng viên được phong hàm Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 2 giảng viên cao cấp, cùng nhiều giảng viên được tặng các danh hiệu cao quý như kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp Khoa học - Công nghệ”; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học trên 95%; 30% tiến sĩ; 4 “Giảng viên dạy giỏi” cấp Bộ Quốc phòng. Nhiều năm liền, Khoa được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; năm 2023 được Quân chủng tặng Cờ thi đua...
PV: Được biết, Khoa KTHK là khoa tiêu biểu, có thành tích nổi bật trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa ở Học viện PK-KQ. Đồng chí có thể chia sẻ kinh nghiệm mà Đảng ủy, chỉ huy Khoa đã thực hiện trong thời gian qua?
PV: Xin đồng chí khái quát đôi nét về lịch sử ra đời và những thành tích nổi bật của Khoa KTHK?
Thượng tá, TS NGUYỄN VĂN THINH: Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật không quân cho Quân chủng và Quân đội, ngày 15-2-1979, Tư lệnh Quân chủng Không quân đã ký quyết định thành lập Khoa KTHK với tên gọi ban đầu là “Tổ giáo viên KTHK”. 45 năm qua, Khoa đã đào tạo 51 khóa KSHK, 8 khóa KSHK dân dụng, 13 khóa cao học KTHK, cung cấp cho Quân chủng, Quân đội và đất nước hơn 4.000 KSHK và gần 300 thạc sĩ chuyên ngành KTHK. Đội ngũ giảng viên của Khoa không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng; đến nay, Khoa có 4 giảng viên được phong hàm Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 2 giảng viên cao cấp, cùng nhiều giảng viên được tặng các danh hiệu cao quý như kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp Khoa học - Công nghệ”; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học trên 95%; 30% tiến sĩ; 4 “Giảng viên dạy giỏi” cấp Bộ Quốc phòng. Nhiều năm liền, Khoa được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; năm 2023 được Quân chủng tặng Cờ thi đua...
PV: Được biết, Khoa KTHK là khoa tiêu biểu, có thành tích nổi bật trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa ở Học viện PK-KQ. Đồng chí có thể chia sẻ kinh nghiệm mà Đảng ủy, chỉ huy Khoa đã thực hiện trong thời gian qua?
Thượng tá, TS NGUYỄN VĂN THINH: Xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành KTHK. Nhận thức rõ điều đó, Khoa KTHK luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo hướng phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm tính kế thừa, liên tục và bền vững. Theo đó, Khoa không ngừng đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng giảng viên, đặc biệt là các cán bộ khoa học đầu ngành, nhằm bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với thực tiễn nhiệm vụ trong Quân chủng. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên theo hướng phát triển bền vững: Khoa xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ sung nhân lực cho từng chuyên ngành, thực hiện quy hoạch cán bộ gắn với lộ trình phát triển cá nhân, tạo điều kiện để mỗi giảng viên có cơ hội rèn luyện, phấn đấu và phát triển. Cùng với đó, Khoa chủ động xây dựng kế hoạch đưa giảng viên đi thực tế tại các đơn vị để học tập, tiếp cận thực tiễn, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa khí tài hàng không, công tác chỉ huy, bảo đảm kỹ thuật, từ đó bổ sung kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Để chuẩn hóa trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm, Khoa khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ GD-ĐT.
PV: Thời gian tới, Đảng ủy, chỉ huy Khoa đã có những chủ trương, biện pháp gì nâng cao chất lượng đào tạo học viên KSHK?
Thượng tá, TS NGUYỄN VĂN THINH: Để nâng cao chất lượng đào tạo học viên ngành KSHK, Đảng ủy, chỉ huy Khoa xác định tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm phù hợp với sự phát triển của VK, TBKT mới, hiện đại của Quân chủng. Việc điều chỉnh chương trình đào tạo sẽ bám sát chuẩn đầu ra, tích hợp cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và phẩm chất nghề nghiệp. Khoa cũng thường xuyên lấy ý kiến từ các đơn vị sử dụng nhân lực để điều chỉnh chương trình cho sát với thực tiễn. Ngoài ra, Khoa chủ động tổ chức các buổi trao đổi chuyên sâu với sự tham gia của đại biểu các cơ quan trong Học viện, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng, các chuyên gia đầu ngành để bảo đảm nội dung đào tạo thực tiễn, hiệu quả. Cùng với việc tập trung phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa, Khoa cũng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề; kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, khuyến khích học viên tự nghiên cứu, tăng cường kiểm tra phần tự học. Khoa cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy, duy trì hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm giảng bài để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, Khoa cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo; tích cực tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài Học viện, các nhà máy, đơn vị trong Quân chủng với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và bảo đảm KTHK…
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
ĐỨC LƯU, MINH QUÂN (thực hiện)