tran-danh-dac-biet-cua-bo-doi-ten-lua

Trận đánh đặc biệt của bộ đội Tên lửa

Đã qua tuổi 90, nhưng dường như thời gian vẫn không làm phai nhạt kí ức của Đại tá Nguyễn Bắc - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, nhất là những ký ức về trận đánh ngày 17-10-1965 khi ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 82, Trung đoàn 238. Từng mốc thời gian, từng sự kiện và chi tiết về trận đánh ông còn nhớ rất rõ.

Chi tiết
bam-sat-nhiem-vu-chinh-tri-thong-tin-tuyen-truyen-co-vu-dong-vien-tinh-than-bo-doi-phong-khong-khong-quan

Bám sát nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền, cổ vũ, động viên tinh thần Bộ đội Phòng không-Không quân

Đầu năm 1965, trước những thất bại nặng nề trong Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đế quốc Mỹ vội vã đưa quân ồ ạt vào miền Nam để thực hiện Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, một mặt tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Nhiệm vụ chiến đấu của Quân chủng PK-KQ ngày càng khẩn trương, toàn Quân chủng chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng và kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị thời chiến, ngày 15-7-1965, tờ Tuần Báo PK-KQ ra đời.

Chi tiết
tu-hao-truyen-thong-ra-suc-thi-dua-thuc-hien-thang-loi-moi-nhiem-vu

Tự hào truyền thống, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ

Thời gian qua, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trung đoàn (10-6-1970 / 10-6-2020); với phương châm “Trọng thể - Thiết thực - An toàn - Tiết kiệm”; Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 591, Sư đoàn 377 đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, biện pháp nhằm khơi dậy cho cán bộ, chiến sĩ niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Trung đoàn trong 50 năm qua; từ đó, bồi đắp niềm tin, xây dựng trách nhiệm, quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới.

Chi tiết
xay-dung-su-doan-363-“cach-mang-chinh-quy-tinh-nhue-hien-dai”

Xây dựng Sư đoàn 363 “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”

Cách đây 55 năm, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển và chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 19-5-1965, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 66 thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (nay là Sư đoàn Phòng không 363). Ngay sau ngày thành lập, được sự quan tâm của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, sự giúp đỡ tận tình của quân và dân TP Hải Phòng, Ngày 11-7-1965, Sư đoàn đã lập công xuất sắc, bắn rơi 1 máy bay F-104 của giặc Mỹ trên bầu trời An Hồng, An Hải, Hải Phòng. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Sư đoàn.

Chi tiết
viet-tiep-truyen-thong-doan-phong-khong-ha-noi-anh-hung

Viết tiếp truyền thống Đoàn Phòng không Hà Nội anh hùng

Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Sư đoàn Phòng không 361 (Sư đoàn Phòng không Hà Nội) đã và đang phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, tập trung xây dựng vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô Hà Nội và các mục tiêu được giao trong mọi tình huống.

Chi tiết
tran-dau-chien-thang-cua-khong-quan-nhan-dan-viet-nam

Trận đầu chiến thắng của Không quân nhân dân Việt Nam

Theo thông tin từ mạng tình báo chiến lược, ngày 3-4-1965, các biên đội cường kích của Không quân Mỹ tham gia đánh phá các mục tiêu quanh khu vực cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa (mật danh Alpha-9), sẽ gồm 79 máy bay, trong đó có 46 chiếc F-105 làm nhiệm vụ tấn công, 21 chiếc F-100 làm nhiệm vụ chế áp máy bay ta, 2 chiếc RF-101 làm nhiệm vụ trinh sát và 10 chiếc KC-135 tiếp dầu trên không. Đồng thời, Hải quân Mỹ huy động 35 chiếc A-4, 16 chiếc F-8E và 4 chiếc F-4B cất cánh từ tàu Sân bay USS Hancock và USS Coral Sea để đánh phá mục tiêu của ta. Trong ngày 3-4, chúng đã tiến hành 2 trận không kích vào Cầu Đò Lèn, Cầu Tào, Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa.

Chi tiết
phan-dau-tro-thanh-trung-tam-dao-tao-chat-luong-cao-cua-quan-chung-phong-khong-khong-quan

Phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của Quân chủng Phòng không-Không quân

Cách đây 53 năm, ngày 24-3-1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh đã ký Quyết định số 17 thành lập Trường Kỹ thuật trung cấp Phòng không (nay là Trường Trung cấp Kỹ thuật PK-KQ), với nhiệm vụ: Đào tạo, bổ túc cán bộ kỹ thuật trung cấp, đào tạo nhân viên kỹ thuật sơ cấp của các ngành thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ); bổ túc cán bộ kỹ thuật trung cấp và cao cấp của Nhà nước được động viên vào công tác trong Quân chủng; tập huấn cán bộ kỹ thuật trung cấp và cao cấp của các ngành thuộc Quân chủng.

Chi tiết
don-vi-hai-lan-duoc-phong-tang-danh-hieu-anh-hung-llvtnd

Đơn vị hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND

Ngày 22-4-1965, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 35/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 238. Đây là Trung đoàn Tên lửa thứ 2 của Quân đội ta. Trung đoàn lấy ngày 26-3-1965 làm ngày truyền thống với ý nghĩa Trung đoàn mang sức trẻ như sức thanh niên. Trung đoàn được biên chế 4 Tiểu đoàn hỏa lực: 81, 82, 83, 84 và 1 Tiểu đoàn kỹ thuật 85; có nhiệm vụ “khẩn trương ổn định tổ chức, nhanh chóng tiếp nhận vũ khí khí tài, bảo đảm an toàn, bí mật, đồng thời phải huấn luyện chuyển binh chủng đạt kết quả cao nhất, với thời gian ngắn nhất, ra quân đánh thắng”...

Chi tiết
tu-hao-truyen-thong-su-doan-khong-quan-371-anh-hung-quyet-tam-bao-ve-vung-chac-bau-troi-to-quoc

Tự hào truyền thống Sư đoàn Không quân 371 anh hùng, quyết tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc

Cách đây 53 năm, trước yêu cầu phát triển của Quân đội, ngày 24-3-1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 014/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Không quân. Thi hành quyết định này, ngày 1-5-1967, Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) ký Quyết định số 492/TM-QL ghi rõ: Bộ Tư lệnh Không quân mang phiên hiệu công khai là f371; trong đó, Sư đoàn trực tiếp quản lý 7 sân bay, 64 phi công tiêm kích MiG các loại cùng với hơn 1.600 thợ máy.

Chi tiết
tran-danh-chieu-28-4-1975

Trận đánh chiều 28-4-1975

Chiều 28-4-1975, Sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ rung chuyển bởi những loạt bom chính xác từ 5 chiếc máy bay a-37 ném xuống. Vụ oanh tạc “có một không hai” này đã phá hủy 24 chiếc máy bay của địch, tiêu diệt hàng trăm tên địch khác, khiến chính quyền Sài Gòn đã rối ren càng thêm hoảng loạn…

Chi tiết
ten-lua-chien-dau-o-phia-tay-truong-son

Tên lửa chiến đấu ở phía Tây Trường Sơn

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, buộc Tổng thống Mỹ Giôn-Xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, không quân Mỹ chưa từ bỏ âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chúng sử dụng lực lượng B-52 và AC-130 tập trung đánh phá ác liệt ra Nam Quân khu 4 và trên toàn tuyến cửa khẩu 559, nhất là khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh.

Chi tiết
xung-dang-la-cai-noi-dao-tao-lai-xe-quan-su

Xứng đáng là cái nôi đào tạo lái xe quân sự

Được thành lập ngày 20-12-1959, Đội huấn luyện xe 367 (tiền thân của Phân hiệu Đào tạo lái xe, Trường Trung cấp kỹ thuật PK-KQ ngày nay) đã có 60 năm gắn liền với sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ đội PK-KQ. Phát triển từ không đến có, từ nhỏ thành lớn, từ chưa hiện đại đến hiện đại, Phân hiệu Đào tạo lái xe đã có những bước tiến vững chắc, trở thành một trong 4 trung tâm đào tạo lái xe và thợ sửa chữa ô tô quân sự có chất lượng của Quân đội.

Chi tiết
dai-ta-nguyen-van-bay-nguoi-phi-cong-huyen-thoai

Đại tá Nguyễn Văn Bảy người phi công huyền thoại

Đại tá Nguyễn Văn Bảy là tốp phi công chiến đấu đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Ông là người có phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thần chiến đấu quyết liệt, không sợ hi sinh, gian khổ, là cán bộ nói ít làm nhiều. Nguyễn Văn Bảy cũng là phi công duy nhất bắn rơi 7 máy bay hiện đại của Mỹ bằng chiếc MiG-17 mà đối phương cho là cổ lỗ sĩ. Do đó, ông được anh em, đồng đội, thậm chí là các phi công của đối phương đều phải nể phục.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-doan-thanh-to-anh-hung

Phát huy truyền thống Đoàn Thành Tô anh hùng

Cách đây 65 năm, vào ngày 20-10-1954, tại làng Phan, Định Hóa, Thái Nguyên, theo quyết định của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung đoàn 689, tiền thân của Trung đoàn 240, Sư đoàn 363 ngày nay đã được thành lập.

Chi tiết
40-nam-dong-hanh-cung-nhung-canh-bay

40 năm đồng hành cùng những cánh bay

Ngày 1-9-1979, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Đội huấn luyện Dù trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng. Tuy được thành lập năm 1979, nhưng từ năm 1955 các hoạt động huấn luyện dù trong Quân đội và các đơn vị Không quân của ta đã được hình thành và hoạt động rất sôi nổi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đơn vị Không quân đã tổ chức rất nhiều chiến dịch thả hàng tiếp tế từ trên không. Đặc biệt, tại chiến trường Lào, lực lượng của ta đã thả được 3.227 chiếc dù mang theo vũ khí, lương thực, thực phẩm đến các đơn vị chiến đấu của bộ đội Pa thét Lào và quân tình nguyện Việt Nam.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-don-vi-anh-hung-xay-dung-cuc-ky-thuat-chinh-quy-hien-dai-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu-trong-tinh-hinh-moi

Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, xây dựng Cục Kỹ thuật chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-10-1963, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ), khối cơ quan Quân chủng có: Cục Tham mưu, Cục Chính trị và Cục Hậu cần. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Bộ đội PK-KQ trong điều kiện vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện đại, đa dạng, phức tạp; thực hiện Quyết định số 90/QĐ-QP ngày 4-9-1969 của Bộ Quốc phòng, ngày 8-9-1969, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ra Quyết định số 1000/TM-QL tách Cục Hậu cần thành hai cục: Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc son trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển, hoàn chỉnh về tổ chức của Cục Kỹ thuật PK-KQ.

Chi tiết
vuon-canh-song-giu-troi-dong-bac

Vươn cánh sóng giữ trời Đông Bắc

Được thành lập sau khi đất nước đã thống nhất, ngày 19-8-1979, nhưng các phân đội trực thuộc Trung đoàn 295 đều là những đơn vị có bề dày thành tích trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ ra miền Bắc, các trạm ra đa của Trung đoàn đã góp phần quan trọng cùng với bộ đội ra đa của toàn Binh chủng phát hiện hàng trăm ngàn tốp máy bay địch xâm phạm vùng trời miền Bắc, kịp thời bảo đảm tình báo ra đa cho các lực lượng PK-KQ của ta cùng với nhân dân cả nước đập tan các đợt tiến công hỏa lực đường không của địch lập nên những chiến công hiển hách.

Chi tiết
Đầu Trước 6 7 8 9 10 11 12 13 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website