ten-lua-chien-dau-o-phia-tay-truong-son

Tên lửa chiến đấu ở phía Tây Trường Sơn

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, buộc Tổng thống Mỹ Giôn-Xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, không quân Mỹ chưa từ bỏ âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chúng sử dụng lực lượng B-52 và AC-130 tập trung đánh phá ác liệt ra Nam Quân khu 4 và trên toàn tuyến cửa khẩu 559, nhất là khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh.

Chi tiết
xung-dang-la-cai-noi-dao-tao-lai-xe-quan-su

Xứng đáng là cái nôi đào tạo lái xe quân sự

Được thành lập ngày 20-12-1959, Đội huấn luyện xe 367 (tiền thân của Phân hiệu Đào tạo lái xe, Trường Trung cấp kỹ thuật PK-KQ ngày nay) đã có 60 năm gắn liền với sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ đội PK-KQ. Phát triển từ không đến có, từ nhỏ thành lớn, từ chưa hiện đại đến hiện đại, Phân hiệu Đào tạo lái xe đã có những bước tiến vững chắc, trở thành một trong 4 trung tâm đào tạo lái xe và thợ sửa chữa ô tô quân sự có chất lượng của Quân đội.

Chi tiết
dai-ta-nguyen-van-bay-nguoi-phi-cong-huyen-thoai

Đại tá Nguyễn Văn Bảy người phi công huyền thoại

Đại tá Nguyễn Văn Bảy là tốp phi công chiến đấu đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Ông là người có phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thần chiến đấu quyết liệt, không sợ hi sinh, gian khổ, là cán bộ nói ít làm nhiều. Nguyễn Văn Bảy cũng là phi công duy nhất bắn rơi 7 máy bay hiện đại của Mỹ bằng chiếc MiG-17 mà đối phương cho là cổ lỗ sĩ. Do đó, ông được anh em, đồng đội, thậm chí là các phi công của đối phương đều phải nể phục.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-doan-thanh-to-anh-hung

Phát huy truyền thống Đoàn Thành Tô anh hùng

Cách đây 65 năm, vào ngày 20-10-1954, tại làng Phan, Định Hóa, Thái Nguyên, theo quyết định của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung đoàn 689, tiền thân của Trung đoàn 240, Sư đoàn 363 ngày nay đã được thành lập.

Chi tiết
40-nam-dong-hanh-cung-nhung-canh-bay

40 năm đồng hành cùng những cánh bay

Ngày 1-9-1979, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Đội huấn luyện Dù trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng. Tuy được thành lập năm 1979, nhưng từ năm 1955 các hoạt động huấn luyện dù trong Quân đội và các đơn vị Không quân của ta đã được hình thành và hoạt động rất sôi nổi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đơn vị Không quân đã tổ chức rất nhiều chiến dịch thả hàng tiếp tế từ trên không. Đặc biệt, tại chiến trường Lào, lực lượng của ta đã thả được 3.227 chiếc dù mang theo vũ khí, lương thực, thực phẩm đến các đơn vị chiến đấu của bộ đội Pa thét Lào và quân tình nguyện Việt Nam.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-don-vi-anh-hung-xay-dung-cuc-ky-thuat-chinh-quy-hien-dai-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu-trong-tinh-hinh-moi

Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, xây dựng Cục Kỹ thuật chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-10-1963, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ), khối cơ quan Quân chủng có: Cục Tham mưu, Cục Chính trị và Cục Hậu cần. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Bộ đội PK-KQ trong điều kiện vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện đại, đa dạng, phức tạp; thực hiện Quyết định số 90/QĐ-QP ngày 4-9-1969 của Bộ Quốc phòng, ngày 8-9-1969, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ra Quyết định số 1000/TM-QL tách Cục Hậu cần thành hai cục: Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc son trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển, hoàn chỉnh về tổ chức của Cục Kỹ thuật PK-KQ.

Chi tiết
vuon-canh-song-giu-troi-dong-bac

Vươn cánh sóng giữ trời Đông Bắc

Được thành lập sau khi đất nước đã thống nhất, ngày 19-8-1979, nhưng các phân đội trực thuộc Trung đoàn 295 đều là những đơn vị có bề dày thành tích trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ ra miền Bắc, các trạm ra đa của Trung đoàn đã góp phần quan trọng cùng với bộ đội ra đa của toàn Binh chủng phát hiện hàng trăm ngàn tốp máy bay địch xâm phạm vùng trời miền Bắc, kịp thời bảo đảm tình báo ra đa cho các lực lượng PK-KQ của ta cùng với nhân dân cả nước đập tan các đợt tiến công hỏa lực đường không của địch lập nên những chiến công hiển hách.

Chi tiết
viet-tiep-truyen-thong-doan-quang-trung-anh-hung

Viết tiếp truyền thống Đoàn Quang Trung anh hùng

Đầu năm 1966, để cứu vãn thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất trên chiến trường miền Nam, không quân Mỹ dốc sức mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) ra chủ trương: Trên miền Bắc cần phát triển thêm lực lượng phòng không để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở mức độ cao và ác liệt của địch, thực hiện mọi kế hoạch chi viện cho quân và dân miền Nam đánh thắng.

Chi tiết
keo-phao-vao-danh-cu-diem-doc-lap

Kéo pháo vào đánh cứ điểm Độc Lập

Đêm 13-3-1954, quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Tiểu đoàn 394 pháo cao xạ 37mm được lệnh vào gấp mặt trận, yểm hộ các đơn vị đánh chiếm cứ điểm Độc Lập. Đại đội 827 và Đại đội 830 vào trước lúc trời chưa sáng. 8 giờ sáng ngày 14-3, hai đại đội còn lại mới lên đến rừng Bản Tấu. Tiểu đoàn trưởng Trịnh Duy Hậu, Chính trị viên Phạm Đăng Ty lệnh cho 2 đại đội chiếm lĩnh trận địa. Đại đội 829 đi trước, địch trên đồi Độc Lập phát hiện bắn đạn cối 120mm cản đường. Cán bộ đại đội Doãn Huy Chu, Đỗ Văn Tuyết, Nguyễn Văn Hùng nhảy lên bậc cửa buồng lái, động viên lái xe bình tĩnh vượt lên. Chiếc xe kéo khẩu pháo đi cuối bị địch bắn hỏng. Mấy phút sau, một xe Gát 63-827 do một chiến sĩ tuổi 20 thay thế lên kéo. Bốn khẩu pháo vào chiếm lĩnh trận địa phía Tây Bắc cánh đồng Bản Tấu an toàn.

Chi tiết
xung-danh-don-vi-anh-hung

Xứng danh đơn vị anh hùng

Trung đoàn 280 được thành lập ngày 25-4-1959, là một trong những đơn vị phòng không ra đời sớm của Quân chủng PK-KQ. Trung đoàn 280 là đơn vị bắn rơi những chiếc máy bay đầu tiên khi không quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc ngày 5-8-1964 và cũng là đơn vị bắn rơi một trong những chiếc máy bay cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Trung đoàn 280 đã không ngừng lớn mạnh và là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vùng trời Thủ đô Hà Nội.

Chi tiết
60-nam-chien-dau-xay-dung-va-truong-thanh

60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại trên bán đảo Đông Dương, nhưng đất nước ta còn chia làm hai miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến lên xây dựng CNXH, ở miền Nam bọn tay sai và đế quốc Mỹ vẫn thống trị. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 25-4-1959, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 410/NQ thành lập Trung đoàn Phòng không 280 - Đoàn Pháo cao xạ Hồng Lĩnh; biên chế gồm Tiểu đoàn 105 và 3 Đại đội pháo cao xạ. Ngày 10-9-1959, tại Sân bay Tông, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc TP Hà Nội) Trung đoàn 280 đã tổ chức công bố quyết định và làm lễ thành lập. Từ đó, Tiểu đoàn 105 lấy ngày 25- 4-1959 là ngày truyền thống của đơn vị.

Chi tiết
xung-danh-don-vi-phong-khong-anh-hung

Xứng danh đơn vị phòng không anh hùng

Lữ đoàn Phòng không 210 (tiền thân là Trung đoàn Phòng không 210) được thành lập ngày 25-4-1959 theo Quyết định số 410/NĐ của Bộ Quốc phòng. Giai đoạn đầu mới thành lập, Trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ khu Gang thép Thái Nguyên, Thủ phủ khu tự trị Việt Bắc và cơ động đánh địch khi có lệnh của trên.

Chi tiết
dot-sinh-hoat-chinh-tri-sau-rong

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Đại đoàn kết là một truyền thống quý báu của nhân dân ta trong suốt tiến trình dựng và giữ nước của dân tộc. Kế thừa truyền thống quý báu đó, trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc thì phải có lực lượng và có thành phần làm nòng cốt. Người chỉ rõ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Đó cũng là cơ sở để Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thành lập và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngay từ khi có Đảng đến nay.

Chi tiết
tran-danh-kho-quen

Trận đánh khó quên

Tháng 9-1967, Đội Trinh sát nhiễu, gọi tắt là Đội Nhiễu của chúng tôi cùng đoàn chuyên gia nghiên cứu nhiễu của Liên Xô do Đại tá Cô-dô-lốp làm trưởng đoàn được điều động vào Khu 4 tham gia làm nhiệm vụ trinh sát nhiễu và nghiên cứu nhiễu của địch.

Chi tiết
khong-quan-nhan-dan-viet-nam-trong-su-nghiep-bao-ve-bau-troi-to-quoc

Không quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc

Cách đây 64 năm, ngày 3-3-1955, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định số 15 thành lập “Ban Nghiên cứu sân bay” với nhiệm vụ: Tiếp quản, chỉ huy và quản lý các sân bay hiện có, đồng thời giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu về tổ chức, xây dựng lực lượng Không quân. Ngày 3-3-1955 đã trở thành ngày truyền thống của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Sau ngày thành lập, được sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ và sự giúp đỡ tận tình của các nước XHCN, lực lượng Không quân đã phát triển nhanh chóng. Ngày 24-1-1959 thành lập Cục không quân, tiếp đến là Trung đoàn 919, Trung đoàn 910, Trung đoàn 921 - đơn vị Không quân chiến đấu đầu tiên của Quân đội ta.

Chi tiết
40-nam-lam-chu-nhung-canh-bay

40 năm làm chủ những cánh bay

Cách đây 40 năm, ngày 25-2-1979, Trung đoàn Không quân tiêm kích 929 được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời trên đất liền và trên biển, đảo khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ khi thành lập đến nay, Trung đoàn được trang bị các loại máy bay: MiG-21, Su-22 và nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật khác. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực cao nhất để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Chi tiết
50-nam-giu-vung-danh-hieu-kho-kieu-mau

50 năm giữ vững danh hiệu Kho kiểu mẫu

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu trong tình hình mới, đầu năm 1969, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng ra Nghị quyết chuyên đề số 318 về bảo đảm chiến đấu và xây dựng lực lượng. Đến ngày 6-3-1969, Bộ Tư lệnh Quân chủng ra Quyết định số 269 về tổ chức các tiểu đoàn kho và đại đội kho thuộc Cục Hậu cần Quân chủng. Từ đây, Tiểu đoàn kho 33 - đơn vị tiền thân của Kho K332 được thành lập, có nhiệm vụ tiếp nhận, cấp phát, quản lý, bảo quản, niêm cất, đồng bộ khí tài tên lửa, xe máy đặc chủng, vật tư kỹ thuật các loại.

Chi tiết
Đầu Trước 8 9 10 11 12 13 14 15 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website