6 giờ:12 phút Thứ bảy, ngày 9 tháng 4 , 2016

Đến với bài thơ hay của tác giải Lê Quang Thắng

Mùa Xuân

Bài thơ “Mùa Xuân” của tác giả Lê Quang Thắng được xuất hiện lần đầu tiên trong tuyển tập Thơ - Nhạc “Mây trắng bay” cách đây đã ngót 10 năm. Ngay lập tức, nó đã tạo được ấn tượng mạnh đối với đông đảo thành viên trong Câu lạc bộ Thơ - Nhạc Mây trắng bởi cấu tứ lạ, cảm xúc thật, độ nén chữ chặt và sự khái quát cao. Vốn là người yêu thơ, tôi chỉ đọc đến lần thứ 2 đã thuộc làu từng câu, từng chữ. Càng ngạc nhiên hơn khi biết bài thơ tự sự trữ tình, giàu hình ảnh, đậm đặc chất lính Phòng không - Kh

 Trận địa các anh nằm trên điểm cao

Bốn bề mây phủ

Cái lạnh thấu xương chăn nào cho đủ

Nước thiếu như ở đảo xa.

Đã bao mùa Đông qua

Sương cứ vô tình rơi rơi trên đá

Nước khó sôi, cải mèo xanh lá

Cây đào sùi thân, thay vỏ bao lần

Hạt dẻ rụng, hoa ban nở muộn

Mùa cưới đến rồi, trai gái giao duyên

Anh lính phòng không trụ trên cao điểm

“Mắt thần” canh giữ mùa Xuân.

                    Mộc Châu, tháng 1/1997

Bài thơ “Mùa Xuân” của tác giả Lê Quang Thắng được xuất hiện lần đầu tiên trong tuyển tập Thơ - Nhạc “Mây trắng bay” cách đây đã ngót 10 năm. Ngay lập tức, nó đã tạo được ấn tượng mạnh đối với đông đảo thành viên trong Câu lạc bộ Thơ - Nhạc Mây trắng bởi cấu tứ lạ, cảm xúc thật, độ nén chữ chặt và sự khái quát cao. Vốn là người yêu thơ, tôi chỉ đọc đến lần thứ 2  đã thuộc làu từng câu, từng chữ. Càng ngạc nhiên hơn khi biết bài thơ tự sự trữ tình, giàu hình ảnh, đậm đặc chất lính Phòng không - Không quân (PK-KQ) này do anh trợ lý tuyên truyền thuộc Phòng Tuyên huấn Quân chủng tên là Lê Quang Thắng (nay là Đại tá – Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng PK-KQ) cảm tác.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, sau khi “Mùa Xuân” được giới thiệu in trên Báo PK-KQ, được Báo Quân đội in lại vào số đầu tiên của năm 2011 và tiếp đó lại được chúng tôi tuyển chọn vào tuyển tập Văn nghệ PK-KQ.

Mùa Xuân

Hoa cải trắng dưới chân Trạm Ra đa 35, Trung đoàn 293, Sư đoàn 361.   (Ảnh: THÀNH TRUNG)

Tiếp cận bài thơ từ phía văn bản, “Mùa Xuân” tựa như một truyện ngắn mi ni được nén chặt với đầy đủ không gian, thời gian và đậm đặc những tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Không gian là khoảng trời Sơn La với cái lạnh tái tê của vùng núi cao quanh năm sương mù bao phủ. Thời gian vào những ngày đầu Xuân 1997. Nhân vật là cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 35 ngày đêm phát sóng canh trời nơi điểm cao chót vót của miền Tây Bắc. Trên điểm cao ấy, tác giả đã xúc động mà viết những điều rất thực:

… “… Bốn bề mây phủ

Cái lạnh thấu xương, chăn nào cho đủ

Nước thiếu như ở đảo xa…”

Và, trên điểm cao chỉ có sương dăng mờ mịt, nhũ đá âm thầm nhỏ giọt khiến cái lạnh mùa Đông càng thêm buốt giá. ở đó bộ đội của ta có gì? Trên cái nền xám xịt của núi đá, màu xanh ngăn ngắt của thứ cải mèo sao mà giản dị, ấm áp và thân thiết đến vậy. Nói về những thiếu thốn, vất vả của bộ đội, lời thơ tựa như một lời tự sự:

… Nước khó sôi, cải mèo xanh lá

Cây đào sùi thân, thay vỏ bao lần…

Thế đấy, chỉ vẻn vẹn 2 câu thơ thôi, đủ diễn tả sự khắc nghiệt của mùa Đông Tây Bắc. Đến cây đào cũng phải “sùi thân” để chống chọi với sự lạnh giá. Nước cũng không thể đun sôi ở nhiệt độ 100. Vì vậy, tác giả có kể với chúng tôi rằng: Năm ấy trời rét lắm. Cái rét làm anh không ngủ được mặc dù đã đắp tới 4 cái chăn bông. Xúc động nhất là khi anh đề nghị chiến sĩ nuôi quân của Trạm luộc thêm cho ít cải mèo, nhưng hết bữa cơm rồi mà rau chưa chín. Ánh mắt như có lỗi của cậu lính trẻ khiến nhà thơ bật ra lời thơ chan chứa cảm xúc như vậy.

Nếu chỉ có những câu tả chân thật, bài thơ không có gì để nói. Đương nhiên vì rét, vì quá lạnh nên đã khiến hạt dẻ rụng sớm và hoa ban nở muộn. Hai hình ảnh này chỉ làm nền khi tác giả đề cập đến sức sống, sự sinh tồn kỳ diệu của thiên nhiên, con người qua hình ảnh tươi tắn, sống động sau đây:

…Mùa cưới đến rồi, trai gái giao duyên

Ồ, thì ra trên điểm cao quanh năm sương mù bảng lảng, đối diện với người lính ra đa không chỉ có núi đá xám xịt cùng với những thiếu thốn, vất vả; nơi ấy mỗi độ Xuân về đều hiện lên một khung cảnh của cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đọc thơ, chúng ta cảm nhận đầy đủ tiếng khèn réo rắt ngân xa, như thấy cả những bộ váy áo sắc sỡ  muôn mầu của những cô gái vùng cao trong mùa cưới. Bài thơ kết thúc bằng hai câu giản dị:

… Anh lính phòng không trụ trên cao điểm

“Mắt thần” canh giữ mùa Xuân.

Đó cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ này. ừ thì khó khăn, ừ thì vất vả. Nhưng trọng trách lớn lao nhất của những người lính canh trời chính là thức canh mùa Xuân đất nước.

QUỲNH VÂN
 

Ý kiến bạn đọc

code

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website