chung-toi-chien-dau-va-chien-thang-tren-tuyen-lua-vinh-linh

Chúng tôi chiến đấu và chiến thắng trên tuyến lửa Vĩnh Linh

Đón chúng tôi trong căn nhà xinh xắn nằm ngay trên mặt đường Nguyễn Thị Định, TP Hà Nội, người lính già nở nụ cười thật tươi: “Ngày mai đoàn Cựu chiến binh Trung đoàn 238 của bác sẽ về Vĩnh Linh thăm lại chiến trường xưa - nơi Bộ đội Tên lửa đã hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trong trận đánh chiều ngày 17-9-1967. Mới đó mà đã tròn 50 năm rồi đấy các cháu ạ!”. Ông là Đại tá, Anh hùng LLVTND Lê Hỷ - nguyên Sĩ quan điều khiển, người trực tiếp ấn nút phóng quả đạn tên lửa, hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam.

Chi tiết
doan-ket-sang-tao-vuot-kho-lap-cong

Đoàn kết sáng tạo, vượt khó lập công

Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, đoàn kết phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chi tiết
tiep-tuc-phat-huy-truyen-thong-don-vi-ban-roi-b-52-dau-tien

Tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên

Mỗi khi nói đến chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, một trong những đơn vị luôn được nhắc tới là Trung đoàn Tên lửa 238 - đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Trung đoàn cũng là đơn vị chủ lực nghiên cứu cách đánh B-52, sau này in thành cuốn “Cẩm nang đỏ” - cuốn sách đỏ về cách đánh B-52, góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972.

Chi tiết
dai-tuong-vo-nguyen-giap-voi-chien-dich-phong-khong-bao-ve-ha-noi-cuoi-thang-12-1972

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972

Đế quốc Mỹ âm mưu gây chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta, ngay từ cuối năm 1967, khi đến thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Sớm muộn đế quốc Mỹ sẽ đưa B-52 ra đánh phá Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Chi tiết
bai-hoc-ve-cong-tac-giao-duc-chinh-tri-tu-tuong-trong-chien-dich-phong-khong-bao-ve-ha-noi-thang-12-nam-1972

Bài học về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội, tháng 12 năm 1972

Một trong những nguyên nhân rất quan trọng có tính chất quyết định đến thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12 năm 1972, đó là Quân chủng PK-KQ đã làm tốt CTĐ, CTCT, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần xây dựng ý chí, quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng cho bộ đội; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng... trong toàn Quân chủng.

Chi tiết
khoi-nguon-ten-goi-“dien-bien-phu-tren-khong”

Khởi nguồn tên gọi “Điện Biên Phủ trên không”

Mùa Hè năm 1954, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng quyết định, dẫn tới kết quả của Hiệp định Geneve, trong đó các bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đồng thời thực dân Pháp phải rút hoàn toàn khỏi Đông Dương, các nước Đông Dương sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để tiến tới thống nhất nước nhà.

Chi tiết
cong-tac-bao-dam-hau-can-cho-chien-dich-phong-khong-bao-ve-ha-noi-cuoi-thang-12-nam-1972

Công tác bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12 năm 1972

Cách đây 50 năm, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân, chúng ta đã quật đổ thần tượng “pháo đài bay B-52” của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy. Góp phần vào thắng lợi đó có vai trò quan trọng của ngành Hậu cần Quân chủng.

Chi tiết
“cuon-sach-do”-va-“ganh-hat-rong”

“Cuốn sách đỏ” và “Gánh hát rong”

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12-1972 là một trong những minh chứng mẫu mực về tài trí thông minh, sáng tạo, tinh thần, ý chí quyết đánh, biết đánh và đánh thắng của quân và dân ta, trong đó Bộ đội PK-KQ là lực lượng nòng cốt. Thắng lợi đó có sự đóng góp hết sức quan trọng từ “Cuốn sách đỏ” và “Gánh hát rong” của Bộ đội Tên lửa, Quân chủng PK-KQ.

Chi tiết
doan-khong-quan-yen-the-xung-danh-anh-hung

Đoàn Không quân Yên Thế xứng danh anh hùng

Bước vào năm 1965, ở miền Nam, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ thất bại thảm hại, ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn tan rã từng mảng và đang trên đà sụp đổ. Để cứu vãn tình hình, Tổng thống Mỹ Johnson và tập đoàn cầm quyền Mỹ quyết định đưa một bộ phận quân Mỹ vào miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Mục đích của chúng nhằm làm lung lay ý chí, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tuyền tuyến miền Nam. Trong bối cảnh đó, Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức điều chỉnh bố trí lực lượng phòng không trên toàn miền Bắc. Miền Bắc thực sự chuyển vào trạng thái thời chiến, khẩn trương chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Chi tiết
phao-cao-xa-ban-roi-“sieu-phao-dai-bay”

Pháo cao xạ bắn rơi “Siêu pháo đài bay”

Chúng tôi có dịp đến thành phố Thái Nguyên tìm gặp và nghe các nhân chứng kể chuyện về Bộ đội Pháo cao xạ đã bắn rơi “Siêu pháo đài bay” B-52 của Mỹ. Thượng tá Đồng Quốc Huệ - nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 256 (Quân khu Việt Bắc năm 1972) đã tiếp chúng tôi. Ông chính là người trực tiếp chỉ huy bắn rơi 2 chiếc B-52 trên vùng trời Thái Nguyên vào đêm 24 và 26-12-1972. Buổi trò chuyện với chúng tôi còn có Đại úy Nguyễn Công Tuấn - nguyên Đại đội trưởng Đại đội 5 pháo trung cao của Trung đoàn 256 và Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đức - nguyên Tiểu đội trưởng Báo vụ kiêm đánh dấu đường bay trong Sở chỉ huy Trung đoàn. Họ đều là những người trực tiếp chiến đấu trong trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972.

Chi tiết
ha-guc-tai-cho-chiec-b-52-dau-tien-trong-chien-dich

Hạ gục tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên trong Chiến dịch

20 giờ 13 phút ngày 18-12-1972, chiếc máy bay B-52G với phù hiệu “Nắm đấm thép và tia chớp” đã trúng tên lửa của ta bốc cháy và rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Đó là chiếc B-52 đầu tiên bị kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 (Đoàn Phòng không Hà Nội) hạ gục ngay trong ngày mở màn Chiến dịch.

Chi tiết
tran-danh-thang-b-52-co-tam-voc-va-y-nghia-lich-su

Trận đánh thắng B-52 có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử

Những ngày này, nhìn lại chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, có một sự kiện đặc biệt quan trọng còn ít người biết đến liên quan đến câu hỏi cũng đặc biệt quan trọng lúc bấy giờ. Đó là “Tên lửa phòng không của Quân đội ta có bắn hạ được B-52 hay không?”. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, tôi có may mắn được trực tiếp cùng đồng đội ở Trung đoàn Tên lửa 263 đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi đó. Đó là trận đánh của đơn vị chúng tôi tiêu diệt máy bay B-52 đêm 22-11-1972 khi Trung đoàn đang chiến đấu bảo vệ vùng trời Quân khu 4 và lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh, phía Mỹ phải thừa nhận B-52 đã bị Tên lửa phòng không Việt Nam bắn hạ.

Chi tiết
chien-cong-tham-lang-cua-doi-trinh-sat-nhieu

Chiến công thầm lặng của Đội Trinh sát nhiễu

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu ra đa của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi Bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch càng thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn. Với hệ thống gây nhiễu của chúng, tất cả các loại ra đa cảnh giới, cao xạ, tên lửa của ta đều bị nhiễu nặng, rất khó phát hiện máy bay địch. Chúng sử dụng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom để làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của Bộ đội tên lửa.

Chi tiết
cong-tac-chuan-bi-chien-dau-truoc-chien-dich-phong-khong-bao-ve-ha-noi

Công tác chuẩn bị chiến đấu trước Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội

Ngay sau ngày Mỹ dùng máy bay B-52 ném bom đèo Mụ Giạ, phía Tây tỉnh Quảng Bình (tháng 4-1966); Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng PK-KQ chuẩn bị cách đánh B-52. Thực hiện chỉ thị của Bác và Bộ Tổng tư lệnh, giữa năm 1966, Quân chủng điều Trung đoàn tên lửa 238 vào Vĩnh Linh nghiên cứu cách đánh B-52.

Chi tiết
vung-vang-tren-nhung-canh-bay

Vững vàng trên những cánh bay

Ngày 19-7-1967, Bộ Quốc phòng ra Quyết định thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích thứ 3 mang phiên hiệu Trung đoàn 925. Đầu năm 1968, tại trường Tuyên giáo Trung ương ở Hà Nội, Bộ Tư lệnh Quân chủng công bố quyết định thành lập Trung đoàn 925, sử dụng máy bay tiêm kích MiG-19. Đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Hồ Vinh làm Chính ủy. Ngày 13-9-1969, Trung đoàn đã chuyển toàn bộ lực lượng từ Sân bay Kép lên Sân bay Yên Bái và được giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời Tây Bắc của Tổ quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng đã hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và bắt đầu tổ chức các hoạt động. Ngày 8-5-1972, Trung đoàn tổ chức đánh máy bay cường kích địch trên đỉnh Sân bay Yên Bái và bảo vệ công trình Thủy điện Thác Bà. Sau 8 phút quần nhau với 12 chiếc F-4 của địch, các phi công của ta đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc F-4 làm nên chiến thắng trận đầu.

Chi tiết
cuoc-hop-lich-su-cua-quan-chung-phong-khong-khong-quan

Cuộc họp lịch sử của Quân chủng Phòng không - Không quân

Sau khi hoàn thành “Phương án tháng 9” (cuối tháng 11-1972) đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê chuẩn, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã triệu tập Hội nghị Quân chính bao gồm các cán bộ quân sự, chính trị cao cấp trong toàn Quân chủng để thảo luận và quán triệt nhiệm vụ. Phòng họp giao ban của Sở Chỉ huy Quân chủng khi ấy được treo hàng loạt các bản đồ tình huống về kế hoạch tác chiến, về bố trí binh lực của ta và địch.

Chi tiết
hanh-trinh-45-nam-xay-dung-va-phat-trien

Hành trình 45 năm xây dựng và phát triển

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Quân đội, để bảo đảm cơ sở đo lường cho Quân chủng Không quân sau khi tách Quân chủng PK-KQ, ngày 15-7-1977, Tư lệnh Quân chủng Không quân ký quyết định thành lập Trạm Đo lường Không quân A45. Trạm có nhiệm vụ kiểm định, sửa chữa phương tiện đo cho các đơn vị trong toàn Quân chủng; giữ chuẩn và truyền chuẩn cấp II cho các đơn vị chiến đấu, các viện, nhà trường, các xưởng trong Quân chủng và Tổng cục Hàng không dân dụng; nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại máy đo cả hệ I và hệ II. Tháng 7-1978, Quân chủng Không quân quyết định củng cố và phát triển quy mô của Trạm, đổi tên Trạm Đo lường Không quân A45 thành Xưởng đo lường Không quân A45.

Chi tiết
cong-tac-ky-thuat-trong-12-ngay-dem-cuoi-thang-12-nam-1972

Công tác kỹ thuật trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972

Bám sát chủ trương lấy đánh máy bay B-52 là trọng tâm, sử dụng tên lửa là chủ công, ngành Kỹ thuật Quân chủng đã vượt mọi khó khăn, gian khổ; tổ chức triển khai bảo đảm toàn diện công tác kỹ thuật cho các lực lượng tác chiến; góp phần quan trọng vào Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website