nghe-thuat-tac-chien-phong-khong-trong-chien-dich-ho-chi-minh

Nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đánh dấu một bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, trong đó có nghệ thuật tác chiến của lực lượng phòng không. Thời điểm đó, tác chiến phòng không đã được tiến hành trên một không gian rất rộng, trong thời gian ngắn bằng quy mô lực lượng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nắm vững quyết tâm chiến lược của trên, Quân chủng PK-KQ đã nhận rõ thời cơ lớn, đánh giá đúng đối tượng tác chiến, khả năng của mình và hạ quyết tâm chính xác.

Chi tiết
suc-manh-chinh-tri-tinh-than-nhan-to-gop-phan-lam-nen-chien-thang-cua-bo-doi-phong-khong-khong-quan

Sức mạnh chính trị, tinh thần - nhân tố góp phần làm nên chiến thắng của Bộ đội Phòng không-Không quân

Bộ đội Phòng không - Không quân (PK-KQ) là thành phần chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam, được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại, là lực lượng nòng cốt trong tác chiến đất đối không, tác chiến trên không; thường xuyên sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) chống tiến công đường không của địch, quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời quốc gia. Sức mạnh chiến đấu của Bộ đội PK-KQ là sức mạnh tổng hợp của yếu tố vật chất và tinh thần, của con người và vũ khí trang bị... Trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần, niềm tin chiến thắng là ngọn nguồn sức mạnh để Bộ đội PK-KQ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chi tiết
bo-doi-pk-kq-danh-may-bay-khong-nguoi-lai

Bộ đội PK-KQ đánh máy bay không người lái

Sau thất bại Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra phía Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Paris. Tuy nhiên, với mưu mô xảo quyệt và bản chất hiếu chiến, xâm lược, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã chủ trương thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Ở Miền Bắc, chúng tăng cường cho máy bay trinh sát hệ thống giao thông vận chuyển và các địa bàn chiến lược quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa… đe dọa đánh phá trở lại Miền Bắc.

Chi tiết
quyet-tam-tieu-diet-may-bay-trinh-sat-tang-thap-bang-phao-phong-khong

Quyết tâm tiêu diệt máy bay trinh sát tầng thấp bằng pháo phòng không

Tháng 8-1969, vấn đề đánh máy bay trinh sát tầm thấp của pháo phòng không (PPK) trong Sư đoàn PK 365 trở thành nội dung nóng bỏng. Bởi tính từ 31-12-1968 trong Sư đoàn chưa có đơn vị PPK nào bắn rơi được máy bay trinh sát tầm thấp của địch. Mặc dù Sư đoàn đã tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, đã điều chỉnh lại đội hình, song các đơn vị PPK do nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ đánh máy bay trinh sát tầm thấp của địch, dẫn tới chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Trong khi đó, Sư đoàn khẳng định PPK37mm và Súng máy PK 14,5mm đủ khả năng bắn rơi máy bay không người lái tầng thấp của địch.

Chi tiết
vuon-len-lam-chu-cong-nghe-khang-dinh-thuong-hieu

Vươn lên làm chủ công nghệ, khẳng định thương hiệu

Cách đây 55 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt nhất; để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật thông tin, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ; ngày 9-8-1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã ra quyết định thành lập Xưởng sửa chữa thông tin A30 (nay là Nhà máy A40, thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ).

Chi tiết
chien-thang-tran-dau-moc-son-lich-su

Chiến thắng trận đầu - mốc son lịch sử

Sau khi dựng lên cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, ngày 5-8-1964, Tổng thống Giôn-xơn ra lệnh cho Đô đốc Grân Sáp - Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức 64 lần chiếc máy bay của Hạm đội 7 tiến hành cuộc hành quân “Mũi tên xuyên”, đánh 3 đợt vào 4 khu vực trên Miền Bắc là Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh) và Cảng Gianh (Quảng Bình).

Chi tiết
xung-danh-doan-khong-quan-yen-the-anh-hung

Xứng danh Đoàn Không quân Yên Thế anh hùng

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Miền Bắc trước âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 4-8-1965, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 137/QĐ-QP, thành lập “Trung đoàn máy bay lấy phiên hiệu là Trung đoàn 923 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân”. Đồng chí Trung tá Nguyễn Phúc Trạch được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy Trung đoàn. Đây là Trung đoàn Không quân tiêm kích thứ 2 của Không quân nhân dân Việt Nam. Sau khi được thành lập, đến ngày 7-9-1965, Trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển sân từ Sân bay Nội Bài về Sân Bay Kép (Bắc Giang), với tên gọi là “Đoàn Không quân Yên Thế”.

Chi tiết
trung-doan-236-ra-quan-danh-thang-tran-dau

Trung đoàn 236 ra quân đánh thắng trận đầu

Được sự quan tâm của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tháng 7-1965, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã tập trung lãnh đạo, tổ chức cho Trung đoàn Tên lửa 236 chuẩn bị ra quân chiến đấu. Ý định ban đầu của Quân chủng là triển khai tên lửa phòng không trên 4 trận địa cơ bản để đánh địch bảo vệ Hà Nội. Tuy nhiên, do địch tăng cường hoạt động ở ngoài khu vực Hà Nội, được sự đồng ý của cấp trên, Bộ Tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm: Cơ động Bộ đội Tên lửa ra ngoài khu vực Hà Nội để phục kích đánh địch bảo vệ Hà Nội, tranh thủ yếu tố bí mật, bất ngờ, tạo điều kiện cho Trung đoàn Tên lửa 236 ra quân đánh thắng trận đầu.

Chi tiết
buoc-phat-trien-lon-manh-cua-bo-doi-phong-khong

Bước phát triển lớn mạnh của Bộ đội Phòng không

Ngày 1-4-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Theo quyết định, Trung đoàn được biên chế 6 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm mang các phiên hiệu 381, 383, 385, 392, 394, 396, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội gồm 12 khẩu pháo 37mm và 1 đại đội súng máy cao xạ gồm 12 khẩu 12,7mm; 1 tiểu đoàn lái xe kéo pháo chở súng máy 12,7mm, xe vận tải và thợ sửa chữa; 3 ban tham mưu, chính trị, cung cấp.

Chi tiết
65-nam-giu-troi-to-quoc

65 năm giữ trời Tổ quốc

Trung đoàn PPK 230 (Đoàn Thống Nhất) thành lập ngày 22-6-1958 tại Phố Giỏ, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn đã cơ động chiến đấu trên khắp các chiến trường Bắc, Trung, Nam, thực hiện cả 3 hình thức tác chiến cơ bản: Bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận chuyển và chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành, lập nên nhiều chiến công xuất sắc.

Chi tiết
gia-tri-lich-su-va-y-nghia-hien-thuc

Giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực

Tháng 8-1945, trong hoàn cảnh kinh tế, tài chính của cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu đói”… Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào Thi đua ái quốc. Và ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời “Kêu gọi thi đua ái quốc”.

Chi tiết
55-nam-canh-troi-giu-bien

55 năm canh trời, giữ biển

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, ngày 27-5-1968, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 53/QĐ-QP thành lập Sư đoàn Phòng không cơ động thứ ba lấy phiên hiệu là Sư đoàn Phòng không 377. Từ đó, ngày 27-5 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Sư đoàn Phòng không 377.

Chi tiết
bo-doi-phong-khong-khong-quan-lap-cong-mung-sinh-nhat-bac

Bộ đội Phòng không - Không quân lập công mừng sinh nhật Bác

Đầu tháng 5-1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng phát động đợt thi đua “Luyện hay đánh giỏi, lập công dâng Bác”, lập thành tích mừng thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh 77 tuổi. Các binh chủng, sư đoàn, trung đoàn trong toàn Quân chủng đã nhiệt liệt hưởng ứng đợt thi đua. Một đợt sinh hoạt chính trị được tổ chức rộng khắp nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ xác định trách nhiệm và vinh dự được làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô, Trung ương Đảng và Bác Hồ.

Chi tiết
57-nam-xay-dung-chien-dau-va-truong-thanh

57 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Cách đây 57 năm, khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với Miền Bắc bước vào giai đoạn vô cùng ác liệt; nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm công binh cho các lực lượng Phòng Không - Không quân (PK-KQ) chiến đấu; ngày 19 tháng 5 năm 1966, Trung đoàn Công binh 28 PK-KQ chính thức ra đời. Lễ thành lập được tổ chức tại Nhà máy Gạch Từ Liêm, Hà Nội. Trung đoàn vinh dự được mang tên Đoàn Công binh 19 tháng 5 - Ngày sinh của Bác Hồ.

Chi tiết
ky-niem-ve-buc-anh-bac-ho-tham-doan-khong-quan-sao-do

Kỷ niệm về bức ảnh Bác Hồ thăm Đoàn Không quân Sao Đỏ

Bức ảnh “Bác Hồ thăm Trung đoàn không quân tiêm kích Trung đoàn 921” (Đoàn Không quân Sao Đỏ) ngày 9-11-1964 được treo trang trọng ở Bảo tàng Phòng không-Không quân (PK-KQ) và phòng truyền thống của các đơn vị không quân trong Quân chủng PK-KQ, đồng thời được in ở nhiều sách báo, tài liệu lịch sử của Quân đội và Quân chủng PK-KQ. Bức ảnh này do ông Trần Duy Hợi chụp, khi đó ông là biên tập viên của Báo PK-KQ.

Chi tiết
hanh-quan-chien-dau-doc-mien-to-quoc

Hành quân chiến đấu dọc miền Tổ quốc

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông vận tải chiến lược chi viện cho Miền Nam giữ vững mạch máu giao thông chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn Miền Bắc vào tiền tuyến lớn Miền Nam, Bộ đội Pháo cao xạ đã có những đóng góp xứng đáng trên các trọng điểm ác liệt như: Hàm Rồng, Đồng Lộc, Xuân Sơn, Linh Cảm, Tà Lê, Phu La Nhích, Khe Tang, Khe Ve… và nhiều trọng điểm được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”, những cửa khẩu đường sang nước bạn. Những trận chiến đấu bảo vệ các tuyến đường giao thông của các Trung đoàn: 226, 224, 232, 222, 233, 250, 256 trên chiến trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đồng bào Nam Khu IV.

Chi tiết
thang-4-o-doan-hong-linh

Tháng 4 ở đoàn Hồng Lĩnh

Một ngày trung tuần tháng 4, chúng tôi cùng Thượng tá Lê Hoạt - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 280 trở lại thăm đơn vị cũ. Chúng tôi có mặt tại trận địa Đại đội 72 khi đơn vị vừa hoàn thành buổi huấn luyện bắn máy bay tầm thấp. Trung úy Bùi Văn Thế - Chính trị viên Đại đội giới thiệu: “Đây là bác Lê Hoạt, người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cùng đồng đội bắn rơi máy bay địch tại Gầm Bầu, Sông Bé ngày 25-4-1975, đây là chiếc máy bay cuối cùng Trung đoàn bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Sau lời giới thiệu, các pháo thủ trẻ ùa đến, tiếng cười nói xôn xao trận địa. Sau lời thăm hỏi ân cần về tình hình sinh hoạt, học tập huấn luyện của đơn vị, người cựu chiến binh già kể lại câu chuyện của 48 năm về trước…

Chi tiết
xung-danh-“la-chan-thep”-tren-manh-dat-tay-nguyen

Xứng danh “lá chắn thép” trên mảnh đất Tây Nguyên

Cách đây 60 năm, ngày 1-5-1963, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 01/QPQĐ thành lập Trung đoàn cao xạ dã chiến 57mm, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 234 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không (nay là Lữ đoàn Pháo Phòng không 234 thuộc Quân đoàn 3). Ngày 1-5 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Lữ đoàn Pháo Phòng không 234.

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website