phao-cao-xa-ban-roi-3-“phao-dai-bay”-b-52

Pháo cao xạ bắn rơi 3 “pháo đài bay” B-52

Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Bộ đội Pháo cao xạ là lực lượng chủ yếu đánh ban ngày với các loại máy bay chiến thuật của Mỹ, bảo vệ an toàn các sân bay, các trận địa tên lửa, ra đa và các mục tiêu trọng yếu khác, ban đêm trực tiếp tham gia đánh các loại máy bay gây nhiễu, hộ tống cho đội hình B-52. Bộ đội Pháo cao xạ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bắn rơi 3 máy bay chiến lược B-52; góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chi tiết
nham-thang-quan-thu-ban

"Nhằm thẳng quân thù, Bắn"

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, quê ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh nhập ngũ tháng 11-1952. Lúc đầu, anh làm chiến sĩ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Ở bất kỳ cương vị nào Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chi tiết
trung-doan-228-bao-ve-vung-chac-cau-ham-rong

Trung đoàn 228 bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng

Đầu năm 1965, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Đế quốc Mỹ điên cuồng đưa quân viễn chinh vào Miền Nam, tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ném bom bắn phá ra Miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn Miền Bắc đối với tiền tuyến Miền Nam.

Chi tiết
lan-dau-bac-ho-den-tham-bo-doi-phao-cao-xa

Lần đầu Bác Hồ đến thăm Bộ đội Pháo cao xạ

Đại đội 612 - đơn vị pháo cao xạ 37mm đầu tiên của Quân đội ta được thành lập vào giữa năm 1951, được giao nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Lùng ở Thủy Khẩu, biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Vào đầu tháng 12-1952, Đại đội vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm. Đây là lần đầu tiên Bác đến với Bộ đội Pháo cao xạ.

Chi tiết
chien-cong-cua-trung-doan-phao-cao-xa-367-trong-chien-dich-dien-bien-phu

Chiến công của Trung đoàn Pháo cao xạ 367 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 1-4-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam ký Quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Vừa mới ra đời, Trung đoàn đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chi tiết
buoc-truong-thanh-ve-xay-dung-luc-luong

Bước trưởng thành về xây dựng lực lượng

Năm 1954, hòa bình lập lại nhưng đất nước vẫn bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc. Trước yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới, Bộ Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 34/NĐA ngày 21-9-1954 thành lập Đại đoàn Pháo cao xạ hỗn hợp mang phiên hiệu truyền thống 367 thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Chi tiết
tran-danh-xuat-sac-cua-tieu-doan-18-tai-tran-dia-dap-cau

Trận đánh xuất sắc của Tiểu đoàn 18 tại trận địa Đáp Cầu

Tháng 5 năm 1965, tôi nhập ngũ vào Quân chủng Phòng không - Không quân và được huấn luyện trở thành một chiến sĩ trắc thủ máy đo xa. Trải qua nhiều trận chiến đấu nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là trận đánh của Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không - Không quân tại trận địa khu vực Đáp Cầu và Thị Cầu ngày 17 tháng 10 năm 1967.

Chi tiết
65-nam-xay-dung-chien-dau-va-truong-thanh

65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đã ra nghị định và các quyết định điều chỉnh lại lực lượng các đơn vị pháo binh và pháo cao xạ theo tình hình mới. Ngày 21-3-1958, Trung đoàn trung cao dã chiến 218 được thành lập tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, do Thiếu tá Vũ Thành làm Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng, Thiếu tá Nguyễn Huy Riểu làm Chính ủy. Các đơn vị tiền thân của Trung đoàn gồm: Tiểu đoàn súng máy 20mm thuộc Trung đoàn Bộ binh 44, Sư đoàn bộ binh 328 làm nòng cốt; 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương của các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình và Đại đội 14 của tỉnh đội Sơn Tây. Về sau, Trung đoàn được bổ sung tiếp 3 đại đội của Trung đoàn 39, Sư đoàn bộ binh 238.

Chi tiết
tiep-buoc-truyen-thong-doan-ba-be-anh-hung

Tiếp bước truyền thống Đoàn Ba Bể anh hùng

Cách đây 65 năm, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 47/QĐ thành lập Trung đoàn cần vụ đối không đầu tiên, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 260 (được mang tên Đoàn Ra đa Ba Bể), đó là phiên hiệu đầu tiên của Trung đoàn 291 ngày nay và ngày 21-3 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Trung đoàn Ra đa 291, Sư đoàn 365.

Chi tiết
viet-tiep-truyen-thong-doan-khong-quan-thang-long

Viết tiếp truyền thống Đoàn Không quân Thăng Long

Trải qua 56 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Không quân 371 hôm nay tiếp tục kế thừa và phát huy thành quả cách mạng của các thế hệ đi trước, luôn đoàn kết, ra sức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo được giao trong mọi tình huống; góp phần tô thắm và viết tiếp trang sử vàng truyền thống “Trung thành vô hạn, tiến công kiên quyết, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể” của Không quân nhân dân Việt Nam.

Chi tiết
viet-tiep-truyen-thong-noi-“thu-do-gio-ngan”

Viết tiếp truyền thống nơi “Thủ đô gió ngàn”

Trải qua gần 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn Phòng không (PK) 210, Quân khu 1 đã có nhiều cuộc hành quân cơ động tham gia chiến đấu khắp các chiến trường Bắc, Trung, Nam, làm nghĩa vụ quốc tế. Hiện nay, đóng quân trên quê hương Thái Nguyên, nơi “Thủ đô gió ngàn”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tiếp tục ra sức thi đua, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, viết tiếp những trang sử mới của đơn vị.

Chi tiết
chung-toi-tu-chuyen-loai-may-bay-tiem-kich-mig-21

Chúng tôi tự chuyển loại máy bay tiêm kích MiG-21

Một ngày cuối tháng 10 - 1965, sân ga Đa Phúc tiếp đón 45 sĩ quan trẻ, cán bộ kỹ thuật máy bay MiG-21 đầu tiên của Không quân Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô về, do đồng chí Phạm Tâm làm Trưởng đoàn. Mọi người hồ hởi, phấn khởi khi được điều động về Sân bay Đa Phúc, Trung đoàn 921 công tác. Chúng tôi không chờ xe của Trung đoàn ra đón mà hăng hái cuốc bộ về hướng sân bay, nhờ nhân dân chỉ đường về nơi Trung đoàn đóng quân. Sân bay mới xây dựng xong, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng điều đó không làm vơi đi khí thế của chúng tôi. Đến nơi, chúng tôi được bố trí tạm thời nghỉ ngơi tại hội trường còn chưa xây xong, chờ phân công về đơn vị nhận công tác.

Chi tiết
55-nam-canh-giu-bau-troi-to-quoc

55 năm canh giữ bầu trời Tổ quốc

Ngày 5-3-1968, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ra Quyết định số 197/TM-QL, thành lập Tiểu đoàn Ra đa 294 trực thuộc Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra đa. Đây là đơn vị tiền thân của Trung đoàn Ra đa 294 ngày nay. Tiểu đoàn Ra đa 294 có biên chế gồm 4 Đại đội 23, 28, 46, 53, có nhiệm vụ cảnh giới, quản lý vùng trời phía Đông Bắc, trực tiếp bảo đảm tình báo cho các lực lượng phòng không, mà nòng cốt là Sư đoàn 363 đánh địch, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.

Chi tiết
vi-tuong-cua-duong-truong-son-huyen-thoai

Vị tướng của đường Trường Sơn huyền thoại

Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh là Nguyễn Văn Đồng, sinh ngày 1-3-1923 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Ông mất ngày 4-4-2019 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở tuổi 96.

Chi tiết
luc-luong-nong-cot-trong-quan-ly-bau-troi-to-quoc

Lực lượng nòng cốt trong quản lý bầu trời Tổ quốc

Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; ngày 15-6-1956, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Tiểu đoàn 4 (gọi tắt là Đoàn 4), trực thuộc Đại đoàn Pháo cao xạ 367, Bộ Tư lệnh Pháo binh. Đây là đơn vị tiền thân của Bộ đội Ra đa Phòng không Việt Nam. Ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập 2 Trung đoàn cần vụ đối không: 260 và 290, có nhiệm vụ chính trị trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời (SSCĐ, QLVT), thông báo các tốp mục tiêu trên không xa, nhanh, đúng, đủ, kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không và dẫn đường cho Không quân ta tiêu diệt mục tiêu.

Chi tiết
viet-tiep-truyen-thong-doan-thong-nhat-anh-hung

Viết tiếp truyền thống Đoàn Thống Nhất anh hùng

Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 22-6-1958, Trung đoàn pháo phòng không 230 mang tên Đoàn Thống Nhất được thành lập. Đây là đơn vị được trang bị pháo tự động 57mm đầu tiên của Bộ đội Phòng không Việt Nam. Trong những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 230, Sư đoàn 367 đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bộ đội Pháo cao xạ (1-4-1953/1-4-2023).

Chi tiết
dong-chi-huynh-tan-phat-tam-guong-tieu-bieu-cua-khoi-dai-doan-ket-dan-toc

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Tấm gương tiêu biểu của khối Đại đoàn kết dân tộc

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chuyên gia hàng đầu của ngành kiến trúc Việt Nam, một trí thức lớn, từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khóa II (1983-1988). Đồng chí là một trí thức yêu nước, tấm gương tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chi tiết
55-nam-canh-troi-to-quoc

55 năm canh trời Tổ quốc

Giữa lúc đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa điên cuồng leo thang tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc, ngày 7-2-1968, tại xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Sư đoàn Phòng không 375 được thành lập. Chỉ một tuần sau khi thành lập, ngày 14-2-1968, Sư đoàn đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi tại chỗ máy bay A-6A của địch, mở ra truyền thống ra quân đánh thắng trận đầu. Từ đó ngày 14-2 hằng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Sư đoàn 375.

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 6 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website