Trải qua gần 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn Phòng không (PK) 210, Quân khu 1 đã có nhiều cuộc hành quân cơ động tham gia chiến đấu khắp các chiến trường Bắc, Trung, Nam, làm nghĩa vụ quốc tế. Hiện nay, đóng quân trên quê hương Thái Nguyên, nơi “Thủ đô gió ngàn”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tiếp tục ra sức thi đua, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, viết tiếp những trang sử mới của đơn vị.
Chi tiếtMột ngày cuối tháng 10 - 1965, sân ga Đa Phúc tiếp đón 45 sĩ quan trẻ, cán bộ kỹ thuật máy bay MiG-21 đầu tiên của Không quân Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô về, do đồng chí Phạm Tâm làm Trưởng đoàn. Mọi người hồ hởi, phấn khởi khi được điều động về Sân bay Đa Phúc, Trung đoàn 921 công tác. Chúng tôi không chờ xe của Trung đoàn ra đón mà hăng hái cuốc bộ về hướng sân bay, nhờ nhân dân chỉ đường về nơi Trung đoàn đóng quân. Sân bay mới xây dựng xong, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng điều đó không làm vơi đi khí thế của chúng tôi. Đến nơi, chúng tôi được bố trí tạm thời nghỉ ngơi tại hội trường còn chưa xây xong, chờ phân công về đơn vị nhận công tác.
Chi tiếtNgày 5-3-1968, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ra Quyết định số 197/TM-QL, thành lập Tiểu đoàn Ra đa 294 trực thuộc Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra đa. Đây là đơn vị tiền thân của Trung đoàn Ra đa 294 ngày nay. Tiểu đoàn Ra đa 294 có biên chế gồm 4 Đại đội 23, 28, 46, 53, có nhiệm vụ cảnh giới, quản lý vùng trời phía Đông Bắc, trực tiếp bảo đảm tình báo cho các lực lượng phòng không, mà nòng cốt là Sư đoàn 363 đánh địch, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.
Chi tiếtĐồng chí Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh là Nguyễn Văn Đồng, sinh ngày 1-3-1923 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Ông mất ngày 4-4-2019 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở tuổi 96.
Chi tiếtĐể thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; ngày 15-6-1956, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Tiểu đoàn 4 (gọi tắt là Đoàn 4), trực thuộc Đại đoàn Pháo cao xạ 367, Bộ Tư lệnh Pháo binh. Đây là đơn vị tiền thân của Bộ đội Ra đa Phòng không Việt Nam. Ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập 2 Trung đoàn cần vụ đối không: 260 và 290, có nhiệm vụ chính trị trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời (SSCĐ, QLVT), thông báo các tốp mục tiêu trên không xa, nhanh, đúng, đủ, kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không và dẫn đường cho Không quân ta tiêu diệt mục tiêu.
Chi tiếtTheo quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 22-6-1958, Trung đoàn pháo phòng không 230 mang tên Đoàn Thống Nhất được thành lập. Đây là đơn vị được trang bị pháo tự động 57mm đầu tiên của Bộ đội Phòng không Việt Nam. Trong những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 230, Sư đoàn 367 đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bộ đội Pháo cao xạ (1-4-1953/1-4-2023).
Chi tiếtKiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chuyên gia hàng đầu của ngành kiến trúc Việt Nam, một trí thức lớn, từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khóa II (1983-1988). Đồng chí là một trí thức yêu nước, tấm gương tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chi tiếtGiữa lúc đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa điên cuồng leo thang tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc, ngày 7-2-1968, tại xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Sư đoàn Phòng không 375 được thành lập. Chỉ một tuần sau khi thành lập, ngày 14-2-1968, Sư đoàn đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi tại chỗ máy bay A-6A của địch, mở ra truyền thống ra quân đánh thắng trận đầu. Từ đó ngày 14-2 hằng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Sư đoàn 375.
Chi tiếtNgày 1-12-1971, Thiếu tướng Trần Quý Hai - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 226-QĐ/QP thành lập Trung đoàn Không quân chiến đấu 927 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân. Ngày 3-2-1972, Trung đoàn chính thức tổ chức Lễ thành lập tại Sân bay Nội Bài. Từ đó, ngày 3-2 hằng năm là ngày truyền thống của Trung đoàn Không quân 927.
Chi tiếtTrước trận chiến đấu ngày 5 tháng 8 năm 1964, Bộ đội Phòng không-Không quân vinh dự bốn lần đón Bác Hồ tới thăm. Lần nào Bác đến thăm cũng để lại trong chúng tôi những kỷ niệm sâu sắc. Tôi nhớ lần Bác Hồ đến thăm Bộ đội Phòng không vào dịp tết Giáp Thìn năm 1964. Hôm đó Bác đã tới thăm Đại đội 130 pháo cao xạ, Đoàn Sông Thương.
Chi tiếtVới Đại tá, Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Lành - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 375, Trường Sơn luôn là một ký ức đẹp của thời hoa lửa.
Chi tiếtNgày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 47/NĐ thành lập Trung đoàn Cần vụ đối không đầu tiên, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 260 (đây là phiên hiệu đầu tiên của Trung đoàn 291 ngày nay); với nhiệm vụ chính trị trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời (SSCĐ, QLVT), thông báo các tốp mục tiêu trên không xa nhanh, đúng, đủ, kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không và dẫn đường cho không quân ta tiêu diệt mục tiêu. Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội tháng 12-1972, Trung đoàn đã đóng góp xứng đáng, quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch.
Chi tiết50 năm trước, Trung đoàn 240 nằm trong đội hình chiến đấu của Sư đoàn 363, góp sức cùng với các lực lượng phòng không tạo thành “lưới lửa”, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Ngày nay, đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự bình yên bầu trời thành phố Cảng Hải Phòng.
Chi tiếtChúng tôi đến Đoàn Tên lửa Thành Loa (Trung đoàn 261, Sư đoàn 367) giữa lúc cả đơn vị đang ra sức trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022). Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Trung đoàn 261 là đơn vị bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên vào lúc 20 giờ 13 phút đêm 18-12-1972, góp phần cổ vũ khí thế thi đua lập công của quân và dân ta. Trong cả Chiến dịch, Trung đoàn đã bắn rơi 13 máy bay B-52 (tính cả thành tích của Tiểu đoàn 72 phối thuộc với Trung đoàn trong đợt hai Chiến dịch), trong đó 8 chiếc rơi tại chỗ, trở thành đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất, góp phần to lớn làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Chi tiếtTrải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Phòng không 297, Quân khu 2 luôn phát huy truyền thống bắn rơi 2 máy bay B-52 trong Chiến dịch Phòng không tháng 12 năm 1972, từ đó không ngừng nỗ lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang “Trung thành, đoàn kết, dũng cảm, quyết thắng”.
Chi tiết50 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của đồng bào, chiến sĩ cả nước, nhất là với quân và dân Thủ đô Hà Nội, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” luôn là niềm tự hào đầy kiêu hãnh, bản anh hùng ca vĩ đại về thời “hoa lửa” của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và niềm tin tất thắng của quân và dân ta, để lại nhiều bài học quý trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho bộ đội là bài học có ý nghĩa quyết định và thành công nhất.
Chi tiếtĐể góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một trong những đơn vị luôn được nhắc tới là Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 - đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên; tạo ra những kinh nghiệm quan trọng, làm cơ sở viết nên Cuốn sách đỏ “Cách đánh B-52” của Bộ đội tên lửa Phòng không Việt Nam.
Chi tiếtHướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022) , đồng chí Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch Hội CCB thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã giới thiệu với tôi một cán bộ, sĩ quan vốn là Trưởng Ban Trinh sát quân báo Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân đã từng có mặt phục vụ nhiệm vụ chiến đấu trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội 50 năm về trước.
Chi tiết