dong-chi-huynh-tan-phat-tam-guong-tieu-bieu-cua-khoi-dai-doan-ket-dan-toc

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Tấm gương tiêu biểu của khối Đại đoàn kết dân tộc

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chuyên gia hàng đầu của ngành kiến trúc Việt Nam, một trí thức lớn, từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khóa II (1983-1988). Đồng chí là một trí thức yêu nước, tấm gương tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chi tiết
55-nam-canh-troi-to-quoc

55 năm canh trời Tổ quốc

Giữa lúc đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa điên cuồng leo thang tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc, ngày 7-2-1968, tại xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Sư đoàn Phòng không 375 được thành lập. Chỉ một tuần sau khi thành lập, ngày 14-2-1968, Sư đoàn đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi tại chỗ máy bay A-6A của địch, mở ra truyền thống ra quân đánh thắng trận đầu. Từ đó ngày 14-2 hằng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Sư đoàn 375.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-doan-khong-quan-lam-son-anh-hung

Phát huy truyền thống Đoàn Không quân Lam Sơn anh hùng

Ngày 1-12-1971, Thiếu tướng Trần Quý Hai - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 226-QĐ/QP thành lập Trung đoàn Không quân chiến đấu 927 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân. Ngày 3-2-1972, Trung đoàn chính thức tổ chức Lễ thành lập tại Sân bay Nội Bài. Từ đó, ngày 3-2 hằng năm là ngày truyền thống của Trung đoàn Không quân 927.

Chi tiết
bac-ho-tham-bo-doi-phao-cao-xa-dip-tet-giap-thin-1964

Bác Hồ thăm Bộ đội Pháo Cao xạ dịp Tết Giáp Thìn 1964

Trước trận chiến đấu ngày 5 tháng 8 năm 1964, Bộ đội Phòng không-Không quân vinh dự bốn lần đón Bác Hồ tới thăm. Lần nào Bác đến thăm cũng để lại trong chúng tôi những kỷ niệm sâu sắc. Tôi nhớ lần Bác Hồ đến thăm Bộ đội Phòng không vào dịp tết Giáp Thìn năm 1964. Hôm đó Bác đã tới thăm Đại đội 130 pháo cao xạ, Đoàn Sông Thương.

Chi tiết
tran-danh-tren-dai-truong-son

Trận đánh trên dải Trường Sơn

Với Đại tá, Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Lành - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 375, Trường Sơn luôn là một ký ức đẹp của thời hoa lửa.

Chi tiết
trung-doan-ra-da-291-trong-chien-dich-phong-khong-thang-12-nam-1972

Trung đoàn Ra đa 291 trong Chiến dịch Phòng không tháng 12 năm 1972

Ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 47/NĐ thành lập Trung đoàn Cần vụ đối không đầu tiên, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 260 (đây là phiên hiệu đầu tiên của Trung đoàn 291 ngày nay); với nhiệm vụ chính trị trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời (SSCĐ, QLVT), thông báo các tốp mục tiêu trên không xa nhanh, đúng, đủ, kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không và dẫn đường cho không quân ta tiêu diệt mục tiêu. Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội tháng 12-1972, Trung đoàn đã đóng góp xứng đáng, quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch.

Chi tiết
trung-doan-240-ngay-ay-bay-gio

Trung đoàn 240 ngày ấy, bây giờ

50 năm trước, Trung đoàn 240 nằm trong đội hình chiến đấu của Sư đoàn 363, góp sức cùng với các lực lượng phòng không tạo thành “lưới lửa”, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Ngày nay, đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự bình yên bầu trời thành phố Cảng Hải Phòng.

Chi tiết
tiep-noi-chien-cong-o-doan-ten-lua-thanh-loa

Tiếp nối chiến công ở Đoàn Tên lửa Thành Loa

Chúng tôi đến Đoàn Tên lửa Thành Loa (Trung đoàn 261, Sư đoàn 367) giữa lúc cả đơn vị đang ra sức trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022). Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Trung đoàn 261 là đơn vị bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên vào lúc 20 giờ 13 phút đêm 18-12-1972, góp phần cổ vũ khí thế thi đua lập công của quân và dân ta. Trong cả Chiến dịch, Trung đoàn đã bắn rơi 13 máy bay B-52 (tính cả thành tích của Tiểu đoàn 72 phối thuộc với Trung đoàn trong đợt hai Chiến dịch), trong đó 8 chiếc rơi tại chỗ, trở thành đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất, góp phần to lớn làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chi tiết
lu-doan-phong-khong-297-viet-tiep-chien-cong-trong-tinh-hinh-moi

Lữ đoàn Phòng không 297 viết tiếp chiến công trong tình hình mới

Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Phòng không 297, Quân khu 2 luôn phát huy truyền thống bắn rơi 2 máy bay B-52 trong Chiến dịch Phòng không tháng 12 năm 1972, từ đó không ngừng nỗ lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang “Trung thành, đoàn kết, dũng cảm, quyết thắng”.

Chi tiết
xay-dung-ban-linh-chinh-tri-tinh-than-va-y-chi-quyet-chien-quyet-thang-cho-bo-doi-trong-chien-dich-phong-khong-thang-12-1972

Xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho bộ đội trong Chiến dịch Phòng không tháng 12-1972

50 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của đồng bào, chiến sĩ cả nước, nhất là với quân và dân Thủ đô Hà Nội, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” luôn là niềm tự hào đầy kiêu hãnh, bản anh hùng ca vĩ đại về thời “hoa lửa” của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và niềm tin tất thắng của quân và dân ta, để lại nhiều bài học quý trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho bộ đội là bài học có ý nghĩa quyết định và thành công nhất.

Chi tiết
don-vi-dau-tien-ban-roi-may-bay-b-52

Đơn vị đầu tiên bắn rơi máy bay B-52

Để góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một trong những đơn vị luôn được nhắc tới là Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 - đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên; tạo ra những kinh nghiệm quan trọng, làm cơ sở viết nên Cuốn sách đỏ “Cách đánh B-52” của Bộ đội tên lửa Phòng không Việt Nam.

Chi tiết
chien-si-trinh-sat-quan-bao-nguyen-huy-tuong

Chiến sĩ trinh sát quân báo Nguyễn Huy Tưởng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022) , đồng chí Tạ Đình Long - Phó Chủ tịch Hội CCB thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã giới thiệu với tôi một cán bộ, sĩ quan vốn là Trưởng Ban Trinh sát quân báo Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân đã từng có mặt phục vụ nhiệm vụ chiến đấu trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội 50 năm về trước.

Chi tiết
chi-hoi-huu-nghi-viet-nam-lien-bang-nga-quan-chung-pk-kq-hop-mat-nhan-ky-niem-105-nam-cach-mang-thang-muoi-nga-va-50-nam-chien-thang-“ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong”

Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga Quân chủng PK-KQ họp mặt nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và 50 năm Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Sáng 7-11, tại Bảo tàng Phòng không - Không quân (PK-KQ), Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga Quân chủng PK-KQ đã tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917/7-11-2022) và 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022). Dự buổi họp mặt có Đại tá Bùi Đức Hiền - Phó Tư lệnh Quân chủng; đồng chí Nguyễn Đăng Phát - Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; thủ trưởng các cơ quan Quân chủng PK-KQ; đại diện các sư đoàn, lữ đoàn, học viện, nhà máy của Quân chủng PK-KQ khu vực miền Bắc cùng hơn 100 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Quân chủng PK-KQ đã từng có thời gian công tác và học tập tại Liên bang Nga hoặc có thời gian làm việc, chiến đấu cùng các chuyên gia Nga tại các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng.

Chi tiết
ha-guc-tai-cho-“sieu-phao-dai-bay”-tren-bau-troi-ha-noi

Hạ gục tại chỗ “siêu pháo đài bay” trên bầu trời Hà Nội

Sáng 18-12, Phủ Thủ tướng Chính phủ điện chỉ đạo các bộ, cơ quan và một số địa phương: “Địch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng, cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán nhân dân của thành phố”. Bộ Tổng Tham mưu điện chỉ đạo các đơn vị: “Đề phòng địch dùng B-52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng: Pháo cao xạ, Tên lửa, Ra đa, Không quân, Pháo binh sẵn sàng chiến đấu, kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, sơ tán, đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản…”.

Chi tiết
moi-ban-doc-tham-gia-binh-chon-tac-pham-my-thuat-nhiep-anh-ve-chu-de-50-nam-chien-thang-“ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong”

Mời bạn đọc tham gia bình chọn tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh về chủ đề 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Ngày 12-10-2022, Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ đã có văn bản số 1022/HD-CCT, hướng dẫn tham gia bình chọn các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh trên Báo Phòng không - Không quân điện tử về chủ đề 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đã được sắp xếp theo mục và đánh mã số, kèm tiêu đề tác phẩm, tên tác giả. Thời gian bình chọn từ ngày 15-10 đến 15-12-2022. Báo Phòng không-Không quân đăng tải các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để bạn đọc tham gia bình chọn.

Chi tiết
nguoi-chinh-uy-dau-tien-cua-luc-luong-khong-quan-viet-nam

Người chính ủy đầu tiên của lực lượng Không quân Việt Nam

Đồng chí Hoàng Thế Thiện sinh ngày 20-10-1922 tại Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Sớm ảnh hưởng tư tưởng cách mạng từ cha nên ngay từ khi còn là học sinh Trường Bonnal, Hoàng Thế Thiện đã tích cực tham gia vào các hoạt động yêu nước của phong trào “Hướng đạo sinh” của thành phố Hải Phòng. Đầu năm 1940, đồng chí tham gia “Tiểu tổ bí mật” do nhà cách mạng Vũ Quý phụ trách, tự động xây dựng lại cơ sở cách mạng bí mật của ta tại Hải Phòng đã bị địch khủng bố và tạm thời tan rã trước đó.

Chi tiết
nong-cot-cua-luc-luong-phong-khong-ba-thu-quan

Nòng cốt của lực lượng phòng không ba thứ quân

Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954), Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo phát triển lực lượng vũ trang cách mạng trong đó có các lực lượng Bộ đội PK-KQ. Các đơn vị pháo cao xạ, không quân, ra đa, tên lửa lần lượt được hình thành. Để chuẩn bị đối phó với những bước leo thang mới của địch, Quân ủy Trung ương quyết định tranh thủ thời gian miền Bắc hòa bình để nâng cao sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Ngày 22-10-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh và Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng PK-KQ, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Đại tá Phùng Thế Tài - nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không được bổ nhiệm làm Tư lệnh và Đại tá Đặng Tính - nguyên Cục trưởng Cục Không quân được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân chủng PK-KQ. Quân chủng PK-KQ ra đời đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về tổ chức và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.

Chi tiết
chung-toi-chien-dau-va-chien-thang-tren-tuyen-lua-vinh-linh

Chúng tôi chiến đấu và chiến thắng trên tuyến lửa Vĩnh Linh

Đón chúng tôi trong căn nhà xinh xắn nằm ngay trên mặt đường Nguyễn Thị Định, TP Hà Nội, người lính già nở nụ cười thật tươi: “Ngày mai đoàn Cựu chiến binh Trung đoàn 238 của bác sẽ về Vĩnh Linh thăm lại chiến trường xưa - nơi Bộ đội Tên lửa đã hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trong trận đánh chiều ngày 17-9-1967. Mới đó mà đã tròn 50 năm rồi đấy các cháu ạ!”. Ông là Đại tá, Anh hùng LLVTND Lê Hỷ - nguyên Sĩ quan điều khiển, người trực tiếp ấn nút phóng quả đạn tên lửa, hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam.

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 6 7 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website