Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 017/QĐ-QP thành lập Trường Kỹ thuật Trung cấp Phòng không, trực thuộc Bộ Tư lệnh PK-KQ (tiền thân của Trường Trung cấp Kỹ thuật PK-KQ ngày nay).
Chi tiếtTừ ngày về nước (6-8-1964), mặc dù điều kiện đảm bảo hạn chế hơn so với sân bay nước bạn, nhưng Trung đoàn 921 đã nhanh chóng ổn định mọi mặt và tập trung bước vào huấn luyện. Các bài bay ứng dụng chiến đấu, các phương án đánh địch được triển khai luyện tập.
Chi tiếtCách đây 50 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam - Bắc bước vào thời kỳ quyết liệt nhất, đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc, đặc biệt trên địa bàn Quân khu 4. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 11-3-1967, Trung đoàn 284 được thành lập trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4 (mang tên Đoàn Sông La), có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển trên đường số 1 từ Hà Tĩnh đến Bắc sông Gianh - Quảng Bình.
Chi tiếtNgày 6-10-2015, tôi được dự buổi gặp mặt rất đặc biệt giữa những cựu chiến binh đã từng “vào sinh ra tử” trong những trận chiến đấu một mất một còn với không quân Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến hết năm 1972. Tại buổi gặp mặt, diễn biến trận đánh của Biên đội Nghĩa - Năm ngày 6-10-1972 đã được tái hiện một cách chân thực, sống động qua lời kể của người trong cuộc - Đại tá, Phi công, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa.
Chi tiếtVào giai đoạn giữa năm 1966, sau một thời gian dừng bay rút kinh nghiệm và huấn luyện bổ sung, các phi công MiG-21 của Trung đoàn 921 đã sẵn sàng xuất kích chiến đấu.
Chi tiếtBộ đội Tên lửa phòng không (TLPK) được Bác Hồ giành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt. Những chỉ đạo sáng suốt mang tính chiến lược và sự quan tâm động viên khích lệ của Người là nguồn cổ vũ lớn lao, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ TLPK khắc phục mọi khó khăn, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Chi tiếtVào giai đoạn đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhanh chóng chuẩn bị lực lượng và phương án để triển khai các đòn tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.
Chi tiếtTrong những tháng cuối năm 1965, ở miền Nam, sau những thất bại liên tiếp ở Vạn Tường, Bầu Bàng, để giành lại thế chủ động trên chiến trường, tháng 1-1966, Mỹ huy động toàn bộ lực lượng quân Mỹ, ngụy và chư hầu mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất.
Chi tiếtSáng Mùng 1 tết Kỷ Dậu 1969, tôi được Bộ Tư lệnh phân công lên Phủ Chủ tịch đón Bác Hồ. Tôi đi xe Gaz-69 lên Phủ Chủ tịch. Đợi một lúc trước cổng thì xe của Bác Hồ đi ra. Trên xe có đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Bác, tiếp theo là xe của đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Thượng tướng Văn Tiến Dũng. Xe tôi đi trước dẫn đường về Hội trường Quân chủng ở Bạch Mai.
Chi tiếtCuối tháng 5-1972, tôi được lệnh của Quân chủng rời chiến trường Quảng Bình cấp tốc ra Hà Nội nhận nhiệm vụ Phó Tư lệnh Sư đoàn 361. Tháng 7-1972, khi đế quốc Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt ở chiến trường Quảng Trị và các tỉnh Khu 4, theo chỉ thị của Quân chủng, Sư đoàn phòng không Hà Nội tiến hành làm phương án đánh B-52 lần thứ hai.
Chi tiếtCuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam đã làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních - xơn đứng trước nguy cơ bị phá sản. Với quan điểm sử dụng sức mạnh “răn đe thực tế”, ngày 6-4-1972, Ních - xơn tuyên bố huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ tham gia chiến tranh ở miền Nam, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc.
Chi tiếtĐáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta đã nhất tề đứng lên kháng chiến. Thủ đô Hà Nội, đã trở thành chiến trường chính trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc.
Chi tiếtTrong rất nhiều kỷ niệm trên chiến trường đánh Mỹ, với Đại tá Nguyễn Văn Thân - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361 (Quân chủng PK-KQ), kỷ niệm với những người đồng chí đến từ đất nước Cuba là những dấu ấn luôn làm sáng lên tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Chi tiếtNăm 1973, nhà lãnh đạo kiệt xuất của nhân dân Cu Ba anh em, người bạn lớn từ bên kia bán cầu sang thăm Việt Nam. Chủ tịch Fidel Catro có mong muốn được vào tuyến lửa để thăm Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, thăm vùng đất Quảng Trị vừa mới được giải phóng, Fidel quả quyết với đại sứ Vivo: "Trong mọi trường hợp, nếu khó khăn chúng ta vẫn phải đi, dù phải đi bộ… ". Đáp lại nguyện vọng của bạn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu Lữ đoàn 919 (sau này là Đoàn 919) thực hiện chuyến bay đưa đoàn vào tuyến lửa, với yêu cầu tuyệt đối bí mật, đảm bảo an toàn.
Chi tiếtCách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã tác động, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa; làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ, chúng tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Anh cũng ra sức ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương.
Chi tiếtThuở thiếu thời, cũng như những người bạn cùng trang lứa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là thần tượng của tôi. Khi lớn lên và bước chân vào con đường binh nghiệp, tôi cũng như những đồng đội của mình luôn ước mơ sẽ có một ngày được gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp cùng vị tướng tài ba của dân tộc. Và rồi dịp may ấy cũng tới.
Chi tiếtChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử hào hùng của Không quân nhân dân Việt Nam với nhiều trận đánh huyền thoại của những phi công có khả năng chiến đấu sáng tạo và bản lĩnh phi thường. Trung tướng Phạm Tuân, người vinh dự ba lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, cũng là một trong những phi công của Đại đội 5 ngày đó. Phóng viên Báo Phòng không-Không quân đã có cuộc trao đổi với ông về những ngày đánh và thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội, tháng 12 năm 1972. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chi tiết