chien-thang-cua-the-tran-chien-tranh-nhan-dan

Chiến thắng của thế trận chiến tranh nhân dân

Sau gần 2 năm kể từ ngày nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2, về cơ bản quân Pháp đã tạm thời chiếm được các thành phố lớn và một số thị xã. Tuy nhiên, đạo quân viễn chinh Pháp đang đứng trước những khó khăn mà chúng không thể lường trước. Một mặt, chúng phải đối phó với sức mạnh của cả một dân tộc đã nhất tề đứng lên kết thành một khối thống nhất, quyết tâm làm chủ vận mệnh của mình, quyết chiến đấu để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, với âm mưu mở rộng chiến tranh, quân viễn chinh Pháp buộc phải phân tán lực lượng. Quân Pháp đang phải đối phó với phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh ở cả 3 miền, vùng chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp.

Chi tiết
toi-ac-nay-nho-mai-khong-quen

Tội ác này nhớ mãi không quên

Từ ngày 18 đến 30-12-1972, Không quân Mỹ đã mở cuộc tập kích đường không bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn miền Bắc Việt Nam. Đây là một cuộc ném bom hủy diệt vô cùng man rợ. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B-52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc nước ta với hơn 100.000 tấn bom. Riêng Hà Nội, với 444 lần chiếc B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật chúng đã thả xuống 10.000 tấn bom, tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản).

Chi tiết
chien-cong-dau-cua-bo-doi-khong-quan-trong-chien-thang-“ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong”

Chiến công đầu của Bộ đội Không quân trong chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Tôi đến thăm làng Thanh Nhàn, thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc vào sáng sớm 22-12-1972, ngay sau khi máy bay B-52 Mỹ ném bom. Trên sân Hợp tác xã nông nghiệp, ngổn ngang xác người. Trong tôi lúc đó sục sôi căm thù. Biết bao sinh mạng con người từ già đến trẻ nơi đây đã phải chết oan ức dưới bom đạn của giặc Mỹ...

Chi tiết
bao-dam-dan-duong-cho-mig-21-truy-kich-dich

Bảo đảm dẫn đường cho MiG-21 truy kích địch

Từ năm 1966 đến 1972, máy bay MiG-21 do phi công Việt Nam điều khiển đã bắn hạ 128 máy bay địch các loại. Đặc biệt, trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972, Không quân ta đã tiêu diệt 2 máy bay B-52 của Mỹ. Trong chiến công ấy, có sự đóng góp quan trọng của công tác bảo đảm dẫn đường.

Chi tiết
quan-chung-pk-kq-ra-doi-nang-cao-suc-manh-chien-dau-cua-bo-doi-chu-luc

Quân chủng PK-KQ ra đời nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực

Tháng 6 năm 1963, Quân ủy Trung ương họp đánh giá kết quả xây dựng Quân đội trong những năm 1961-1963 và bàn kế hoạch tăng cường phòng thủ miền Bắc. Quân ủy Trung ương nhận định, trong 3 năm 1961-1963, công cuộc xây dựng Quân đội chính quy, củng cố dân quân tự vệ và phát triển lực lượng hậu bị trên miền Bắc đã có những thành công và tiến bộ lớn. Sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động được nâng lên một bước rõ rệt. Bộ đội Phòng không được chú ý xây dựng vào hàng thứ 2 sau lục quân. Từ những phân đội cao xạ trang bị cũ nay đã có một hệ thống pháo cao xạ trong toàn quân gồm 11 trung đoàn và 17 tiểu đoàn pháo cao xạ, trong đó có nhiều trung đoàn được trang bị loại vũ khí điều khiển tự động, đồng thời đã bước đầu bố trí được mạng lưới ra đa trinh sát trên không. Bộ đội Phòng không có khả năng phát hiện một phần máy bay địch xâm phạm không phận và có thể bảo vệ một số mục tiêu chống máy bay địch ở độ cao dưới 10km trong phạm vi hỏa lực của mình.

Chi tiết
cuc-chinh-tri-pk-kq-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc

Cục Chính trị PK-KQ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 22-10-1963, Quân chủng PK-KQ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Đại tá Phùng Thế Tài được bổ nhiệm làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Tính được bổ nhiệm làm Chính ủy. Cục Chính trị PK-KQ được thành lập đúng vào ngày thành lập Quân chủng trên cơ sở hợp nhất cơ quan Chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không và cơ quan Chính trị Cục Không quân. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là Chủ nhiệm Chính trị đầu tiên của Quân chủng PK-KQ.

Chi tiết
du-bao-thien-tai-cua-chu-tich-ho-chi-minh-trong-cuoc-doi-dau-voi-b-52-tren-bau-troi-ha-noi

Dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đối đầu với B-52 trên bầu trời Hà Nội

Tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự quan tâm, hối thúc, chỉ đạo cụ thể, sâu sát của Người là nguồn sức mạnh to lớn, góp phần động viên, chỉ hướng, xây dựng quyết tâm cho Bộ đội PK-KQ vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, ác liệt, từng bước trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Chi tiết
40-nam-bay-len-cung-voi-su-phat-trien-dat-nuoc

40 năm bay lên cùng với sự phát triển đất nước

Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới, ngày 3-7-1978, Trung đoàn Không quân trực thăng 930 được thành lập (theo quyết định 184/QĐ-BQP ngày 8-10-1977 của Bộ Quốc phòng) trên cơ sở 2 đơn vị: Đoàn UH-1 (thành lập ở Sân bay Nha Trang) và Tiểu đoàn 41 Đặc công (ở Sân bay Cam Ranh) trực thuộc Trường Sĩ quan Không quân, đóng quân tại Sân bay Cam Ranh. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, Quân chủng quyết định lấy ngày 8-10-1977 là thành ngày truyền thống Trung đoàn.

Chi tiết
trung-doan-238-xuat-sac-lap-cong-tren-tuyen-lua

Trung đoàn 238 xuất sắc lập công trên tuyến lửa

Được thành lập ngày 22-4-1965, Trung đoàn 238 là đơn vị tên lửa thứ 2 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn đã cơ động chiến đấu trên các chiến trường, bắn rơi 157 máy bay các loại, trong đó có 9 chiếc B-52. Đặc biệt, ngày 17-9-1967, tại tuyến lửa Vĩnh Linh, Trung đoàn đã hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam.

Chi tiết
“toi-tro-thanh-bo-doi-cu-ho-tu-mua-thu-cach-mang”

“Tôi trở thành Bộ đội Cụ Hồ từ mùa Thu Cách mạng”

Đã 72 năm qua đi, trước mỗi mùa Thu tháng Tám, những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhớ nhau về cái Tết Độc lập đầu tiên đã đi vào lịch sử. Đó là thời khắc Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình rực nắng.

Chi tiết
ki-uc-tu-hao-cua-lua-sinh-vien-dau-tien-“xep-but-nghien-ra-tran”

Kí ức tự hào của lứa sinh viên đầu tiên “xếp bút nghiên ra trận”

Vừa qua, tại Bảo tàng PK-KQ đã diễn ra cuộc gặp mặt của các cựu chiến binh sinh viên nhập ngũ tháng 8-1970 và từng tham gia chiến đấu tại các đơn vị Bộ đội Phòng không trong những năm chiến tranh. Trong không khí bồi hồi xúc động, những chàng sinh viên năm xưa - nay hầu hết đã trên dưới tuổi 70, nhiều người mái đầu đã điểm bạc - đều nhớ về những ngày đầu khi bước vào quân ngũ, làm quen với cuộc sống đầy gian nan, vất vả trong những ngày huấn luyện tân binh và tập hành quân mang vác nặng của người lính bộ binh trước khi vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam…

Chi tiết
ky-3-ha-guc-chiec-b-52-dau-tien-tren-vung-troi-viet-nam

Kỳ 3: Hạ gục chiếc B-52 đầu tiên trên vùng trời Việt Nam

Trước những gian nan, thử thách, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 238 đã quyết tâm khắc phục khó khăn, vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật bằng cách dồn ghép các bộ khí tài và tập trung sức lực cho Tiểu đoàn 84 đánh địch. Dồn ghép khí tài Tên lửa là việc không đơn giản như dồn ghép các linh kiện khẩu pháo, mô tô lại cho nhau. Vấn đề ở đây là mỗi bộ khí tài có đặc tính kỹ thuật riêng của nó mà chỉ có nhà máy mới có khả năng điều chỉnh các bộ phận đó đồng bộ với nhau.

Chi tiết
ky-2-vuot-moi-gian-nan-san-sang-buoc-vao-tran-danh

Kỳ 2: Vượt mọi gian nan, sẵn sàng bước vào trận đánh

Tiếp tục hành quân tiến về phía Nam, Trung đoàn 238 được chia làm hai bộ phận: Phía trước là Tiểu đoàn 81 và Tiểu đoàn 83. Phía sau là Tiểu đoàn 82 và Tiểu đoàn 84 đang sửa chữa khí tài. Bộ phận phía trước do các anh Hội, Quang và Huy phụ trách, tổ chức cho Tiểu đoàn 81 và 83 vượt qua Quảng Bình vào thẳng Vĩnh Linh phục đánh B-52. Vì lúc này B-52 của Mỹ đã mon men ra đến Nam giới tuyến 17, có lúc sang cả phía Bắc sông Bến Hải vào Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Bãi Hà.

Chi tiết
tran-dau-do-suc-voi-may-bay-phan-luc-my

Trận đầu đọ sức với máy bay phản lực Mỹ

Trưa 5-8-1964, vùng trời thành phố Vinh, Nghệ An trong xanh. Cả thành phố đang yên tĩnh trong giấc ngủ trưa. Nhưng các trạm ra đa và cả vọng quan sát mắt đã phát hiện máy bay địch. 12 giờ 15 phút, 8 chiếc máy bay phản lực Mỹ từ Cửa Sót, phía Nam huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lợi dụng các dãy núi Hồng Lĩnh, Nam Bàn che khuất, bay rất thấp theo triền sông Lam, tạo ra thế bất ngờ đánh vào Cảng Bến Thủy.

Chi tiết
huyen-thoai-ve-mot-thoi-“vao-hang-bat-cop”

Huyền thoại về một thời “Vào hang bắt cọp”

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Muốn bắt được cọp phải vào tận hang”, Trung đoàn Tên lửa 238 được lệnh lên đường vào “chảo lửa” Vĩnh Linh để tìm cách đánh B-52. Ngày 17-9-1967, tại trận địa Nông trường Quyết Thắng, Tiểu đoàn 84 đã hạ gục được chiếc B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Huyền thoại về một thời “vào hang bắt cọp” với những chặng đường hành quân đầy gian nan, thử thách cùng những mất mát hi sinh không gì đong đếm được của Bộ đội Tên lửa để có chiến công đầu đã được Đại tá Lê Thanh Cảnh - nguyên Trưởng Phòng Tác chiến Quân chủng PK-KQ, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238 tái hiện một cách sinh động và rõ nét trong cuốn Hồi ký hiện đang được lưu giữ tại Phòng truyền thống Trung đoàn 238. Báo PK-KQ xin lược đăng một phần hồi ức đó.

Chi tiết
nho-mai-tran-danh-o-tu-ky

Nhớ mãi trận đánh ở Tứ Kỳ

Năm tháng trôi qua, nhưng kỷ niệm về những trận chiến đấu ác liệt với Không quân Mỹ vẫn còn đọng mãi trong tôi. Ngày ấy với vai trò là trắc thủ góc tà của Tiểu đoàn 83, Trung đoàn tên lửa 238, tôi đã cùng các đồng đội cơ động chiến đấu trên nhiều trận địa, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Nhưng trận đánh để lại cảm xúc sâu sắc nhất với tôi cùng đồng đội là trận đánh ở Tứ Kỳ (Hải Dương), ngày 11-10-1972.

Chi tiết
quan-chung-pk-kq-dang-huong-tuong-nho-cac-anh-hung-liet-si

Quân chủng PK-KQ dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Sáng 27-7, tại Nhà Tưởng niệm Liệt sĩ Phòng không - Không quân (số 167 Trường Chinh, Hà Nội), Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Quân chủng qua các thời kỳ. Dự Lễ dâng hương có Thiếu tướng Hồ Văn Đức - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân chủng; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí - Phó Tư lệnh Quân chủng; Thiếu tướng Phạm Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng; Thủ trưởng các cơ quan Quân chủng; cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Quân chủng và Lữ đoàn 26.

Chi tiết
40-nam-dong-hanh-cung-nhung-canh-bay

40 năm đồng hành cùng những cánh bay

Căn cứ đề nghị của Đảng ủy và Thủ trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân, ngày 15-7-1977, Tư lệnh Quân chủng đã ký quyết định lấy phiên hiệu A45 để đặt tên cho Trạm Đo lường Không quân (tiền thân của Nhà máy A45 hiện nay). Ban đầu biên chế của đơn vị chỉ có 53 cán bộ, chiến sĩ, CNVQP, được tổ chức thành 3 ban, 4 tổ sản xuất. Trạm lúc đó có 340 phương tiện đo, nhưng chỉ có hơn 200 phương tiện đo còn hoạt động được, điều kiện làm việc chật hẹp, nhà xưởng xuống cấp. Trạm có nhiệm vụ: Kiểm định, sửa chữa phương tiện đo cho các đơn vị trong toàn Quân chủng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật đo lường của Quân chủng; giữ chuẩn và truyền chuẩn cấp 2 cho các đơn vị chiến đấu, các viện, nhà trường, các xưởng trong Quân chủng và Tổng cục Hàng không dân dụng; nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại máy đo cả hệ 1 và hệ 2.

Chi tiết
Đầu Trước 11 12 13 14 15 16 17 18 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website