Trưa 5-8-1964, vùng trời thành phố Vinh, Nghệ An trong xanh. Cả thành phố đang yên tĩnh trong giấc ngủ trưa. Nhưng các trạm ra đa và cả vọng quan sát mắt đã phát hiện máy bay địch. 12 giờ 15 phút, 8 chiếc máy bay phản lực Mỹ từ Cửa Sót, phía Nam huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lợi dụng các dãy núi Hồng Lĩnh, Nam Bàn che khuất, bay rất thấp theo triền sông Lam, tạo ra thế bất ngờ đánh vào Cảng Bến Thủy.
Chi tiếtThực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Muốn bắt được cọp phải vào tận hang”, Trung đoàn Tên lửa 238 được lệnh lên đường vào “chảo lửa” Vĩnh Linh để tìm cách đánh B-52. Ngày 17-9-1967, tại trận địa Nông trường Quyết Thắng, Tiểu đoàn 84 đã hạ gục được chiếc B-52 đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Huyền thoại về một thời “vào hang bắt cọp” với những chặng đường hành quân đầy gian nan, thử thách cùng những mất mát hi sinh không gì đong đếm được của Bộ đội Tên lửa để có chiến công đầu đã được Đại tá Lê Thanh Cảnh - nguyên Trưởng Phòng Tác chiến Quân chủng PK-KQ, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238 tái hiện một cách sinh động và rõ nét trong cuốn Hồi ký hiện đang được lưu giữ tại Phòng truyền thống Trung đoàn 238. Báo PK-KQ xin lược đăng một phần hồi ức đó.
Chi tiếtNăm tháng trôi qua, nhưng kỷ niệm về những trận chiến đấu ác liệt với Không quân Mỹ vẫn còn đọng mãi trong tôi. Ngày ấy với vai trò là trắc thủ góc tà của Tiểu đoàn 83, Trung đoàn tên lửa 238, tôi đã cùng các đồng đội cơ động chiến đấu trên nhiều trận địa, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Nhưng trận đánh để lại cảm xúc sâu sắc nhất với tôi cùng đồng đội là trận đánh ở Tứ Kỳ (Hải Dương), ngày 11-10-1972.
Chi tiếtSáng 27-7, tại Nhà Tưởng niệm Liệt sĩ Phòng không - Không quân (số 167 Trường Chinh, Hà Nội), Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Quân chủng qua các thời kỳ. Dự Lễ dâng hương có Thiếu tướng Hồ Văn Đức - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân chủng; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí - Phó Tư lệnh Quân chủng; Thiếu tướng Phạm Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng; Thủ trưởng các cơ quan Quân chủng; cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Quân chủng và Lữ đoàn 26.
Chi tiếtCăn cứ đề nghị của Đảng ủy và Thủ trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân, ngày 15-7-1977, Tư lệnh Quân chủng đã ký quyết định lấy phiên hiệu A45 để đặt tên cho Trạm Đo lường Không quân (tiền thân của Nhà máy A45 hiện nay). Ban đầu biên chế của đơn vị chỉ có 53 cán bộ, chiến sĩ, CNVQP, được tổ chức thành 3 ban, 4 tổ sản xuất. Trạm lúc đó có 340 phương tiện đo, nhưng chỉ có hơn 200 phương tiện đo còn hoạt động được, điều kiện làm việc chật hẹp, nhà xưởng xuống cấp. Trạm có nhiệm vụ: Kiểm định, sửa chữa phương tiện đo cho các đơn vị trong toàn Quân chủng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật đo lường của Quân chủng; giữ chuẩn và truyền chuẩn cấp 2 cho các đơn vị chiến đấu, các viện, nhà trường, các xưởng trong Quân chủng và Tổng cục Hàng không dân dụng; nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại máy đo cả hệ 1 và hệ 2.
Chi tiếtNgày 19-7-1967, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích thứ 3 mang phiên hiệu Trung đoàn 925. Đầu năm 1968, tại Trường Tuyên giáo Trung ương ở Hà Nội, Bộ Tư lệnh Quân chủng công bố quyết định thành lập Trung đoàn 925, sử dụng máy bay tiêm kích MiG-19.
Chi tiếtCuối năm 1971, khi các đơn vị cao xạ, tên lửa, không quân trong Quân chủng thực hiện việc nối dài đường đạn, đường bay vào phía Nam Quân khu 4, vượt sang cả Quảng Trị thì Binh chủng Ra đa của chúng tôi đã đi trước để “nối dài cánh sóng” sang hướng Tây. Đây là phương án sáng tạo của Quân chủng nhằm đánh bại Không quân Mỹ nếu chúng đưa máy bay B-52 đánh vào Hà Nội. Do vậy, trong đợt cơ động “đón địch từ xa” ở Trung đoàn Sông Mã không chỉ có riêng Đại đội 20 chúng tôi, mà còn có cả 2 đại đội chủ lực của Trung đoàn là Đại đội 12 và Đại đội 19.
Chi tiếtCửa khẩu - đó là nơi con đường vận tải vượt biên giới. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta đã mở rất nhiều tuyến đường vận tải chiến lược, nhằm chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn và ở nơi nào con đường vượt biên giới nơi ấy là cửa khẩu. Vì thế có rất nhiều cửa khẩu. Nhưng cửa khẩu mà Trung đoàn 280 bảo vệ là cửa khẩu của Tuyến đường 20 quyết thắng. Cửa khẩu này dài 3 cây số, phía Đông là km 68 miền Tây tỉnh Quảng Bình, thuộc địa giới huyện Bố Trạch, phía Tây km 71 là tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Chi tiếtĐầu năm 1958, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng giai đoạn mới, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị quyết thành lập Bộ Tư lệnh Binh chủng Phòng không, gồm các trung đoàn pháo cao xạ, ra đa cảnh giới… có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Bắc. Lúc đó, theo quy định của Tổng cục Chính trị, các quân, binh chủng được phép ra bản tin. Vì vậy, Bộ Tư lệnh Binh chủng Phòng không đã ra bản “Tin Phòng không”, xuất bản hàng tuần và lưu hành nội bộ. Đồng chí Nguyễn Xuân Mai được điều từ đơn vị pháo cao xạ về làm Bản tin và do Ban Tuyên huấn Binh chủng Phòng không phụ trách. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc là tháng 4-1959.
Chi tiếtCuối năm 1961, tình hình nội bộ Chính phủ Hoàng gia Lào xảy ra phân hóa phức tạp. Sau khi nhận được thông tin từ các chuyên gia quân tình nguyện Việt - Lào, được biết có một vị khách đặc biệt trong Chính phủ Hoàng gia Lào muốn sang Hà Nội gấp mà tình hình lúc đó không cho phép mạo hiểm đi bằng đường bộ. Để đón vị khách này, ngày 15-11-1961, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động một trực thăng Mi-4 của Trung đoàn 919.
Chi tiếtĐúng dịp kỷ niệm 63 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-5-1954 / 07-5-2017), xã Thanh Minh, Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) long trọng tổ chức đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong niềm tự hào, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thanh Minh, người dân nơi đây nhắc nhiều đến tình cảm gắn bó của Bộ đội PK-KQ. Bởi những việc làm thiết thực mà các thế hệ người lính canh trời dành cho cán bộ và nhân dân nơi đây vừa thắt chặt tình đoàn kết, vừa là động lực để nhân dân các dân tộc trong xã quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Chi tiếtTôi gặp ông Nguyễn Quang Thuận, nguyên là pháo thủ số 2, thuộc Khẩu đội 2, Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367 trong một dịp về xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng công tác. Ông chính là người trực tiếp đạp cò, bắn rơi chiếc máy bay Pháp đầu tiên khi quân ta vừa mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ và là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trong Chiến dịch này. Ông là một trong 5 chiến sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho các đơn vị chiến đấu ở Điện Biên Phủ, về báo cáo thành tích với Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày sinh của Bác.
Chi tiếtTết Nguyên Đán Bính Ngọ (1966), Bộ đội PK-KQ thực hiện nếp sống: “Ăn Tết trên mâm pháo đánh Mỹ”. Trung đội 2 Súng máy phòng không 14,5 mm, Tiểu đoàn 62, Trung đoàn 236 chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi đón Tết tại trận địa, đặt trên đê Mai Lĩnh bên sông Đáy, ngay ven thị xã Hà Đông.
Chi tiếtCuối tháng 4-1954, cùng với hệ thống giao thông hào vây quanh của bộ binh, hệ thống trận địa chiến đấu của bộ đội Cao xạ cũng hình thành thế bao quanh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hỏa lực súng máy cao xạ đã áp sát các căn cứ buộc máy bay phải bay cao thả dù. Nhiều vũ khí, đạn dược, lương thực từ Hà Nội gửi lên chi viện cho quân Pháp nhưng lại thành tiếp tế cho quân ta. Không quân Pháp không chỉ tập trung lực lượng tối đa mà còn có sự hỗ trợ trực tiếp của máy bay Mỹ. Song, từ chỗ chiếm ưu thế trên không thì đến thời điểm này, chúng trở nên bất lực với lực lượng phòng không của ta.
Chi tiếtĐể kịp thời tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 3-1973, theo Chỉ thị của Bộ, Quân chủng PK-KQ đã thành lập Sư đoàn Phòng không 673 gồm 5 trung đoàn pháo cao xạ và 1 trung đoàn tên lửa, làm nhiệm vụ hoạt động tác chiến trên chiến trường Bình Trị Thiên. Cũng trong thời gian này, Quân chủng đã cơ động Sư đoàn Phòng không 377 gồm 6 trung đoàn Pháo Phòng không vào hoạt động tác chiến trên chiến trường Tây Nguyên.
Chi tiếtCục diện năm 1972 cho thấy, nếu Mỹ không nhảy vào vòng chiến một lần nữa thì quân Ngụy sẽ tan rã sau đòn tấn công quyết liệt của ta. Cái thế đã như vậy, chỉ chờ thời cơ là tiến hành. Những đợt tập huấn lớn của Trung đoàn 280 trong các năm 1972, 1973, 1974 khiến những người lính pháo 280 càng củng cố niềm tin vào một chiến dịch lớn, mang tính quyết định sắp diễn ra.
Chi tiếtSau Chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã vào giai đoạn chuẩn bị tổng phản công. Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục đã thống nhất động viên toàn bộ học sinh và sinh viên nhập ngũ đi xây dựng các binh chủng kỹ thuật hiện đại lúc bấy giờ như Pháo binh, Không quân, Hải quân…
Chi tiếtĐầu tháng 3 năm 1954, Đại đội súng máy 818 (Tiểu đoàn 383) được lệnh triển khai chiến đấu bảo vệ Mường Phăng (trung tâm Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ). Ngay sau khi nhận lệnh, đơn vị triển khai chiếm lĩnh trận địa. Khi trời còn chưa sáng rõ, các xạ thủ lắp súng trong công sự đã nhanh nhẹn không sai một động tác nhỏ. Từng khẩu đội thực hiện các bước chuẩn bị chiến đấu chuẩn mực như ngày hội thao trên pháo trường. Chính trị viên Nguyễn Văn Lục đi kiểm tra từng công sự thấy các phân đội thể hiện quyết tâm bằng hành động chuẩn bị chiến đấu khẩn trương, chuẩn xác.
Chi tiết