Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử hào hùng của Không quân nhân dân Việt Nam với nhiều trận đánh huyền thoại của những phi công có khả năng chiến đấu sáng tạo và bản lĩnh phi thường. Trung tướng Phạm Tuân, người vinh dự ba lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, cũng là một trong những phi công của Đại đội 5 ngày đó. Phóng viên Báo Phòng không-Không quân đã có cuộc trao đổi với ông về những ngày đánh và thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội, tháng 12 năm 1972. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chi tiếtVào những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, trước sự thất bại nặng nề trên khắp chiến trường, thực dân Pháp với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, lại được sự chi viện, tiếp tế của đế quốc Mỹ, chúng đã tăng cường xây dựng và phát triển các lực lượng không quân với đầy đủ các loại máy bay hiện đại thời bấy giờ, bao gồm máy bay ném bom, cường kích, vận tải, trinh sát. Chúng ném bom tàn sát xóm làng, giết hại đồng bào vô tội, đánh phá các cơ quan đầu não, nhằm tiêu diệt các lực lượng kháng chiến của ta.
Chi tiết36 năm, từ ngày Đoàn học viên bay Việt Nam khóa 1980-1983 sang đất nước Nga học lái máy bay. Dù là học MiG hay Su, dù có người giờ vẫn đêm ngày gắn bó với bầu trời, đảm nhiệm trọng trách to lớn trong Quân chủng PK-KQ, trong Quân đội, có người đã chuyển ngành, nghỉ hưu thì nghĩa thầy trò, tình đồng đội và những kỉ niệm sâu nặng với nước Nga tự thuở mười tám, đôi mươi đến giờ vẫn luôn được thắp sáng…
Chi tiếtNgày 15-10 vừa qua, tại Bảo tàng PK-KQ, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh của Tiểu đoàn tên lửa 64, Trung đoàn 236 (Sư đoàn 361) đã tổ chức gặp mặt truyền thống. Những câu chuyện xưa vọng về đầy cảm xúc, nhất là đối với những cô dân quân một thời sát cánh cùng Bộ đội Tên lửa chiến đấu với giặc Mỹ xâm lược. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng tình cảm quân dân vẫn sâu đậm, chan chứa như ngày nào…
Chi tiếtThất bại ở Đường 9 - Nam Lào, địch có ý định dùng Sư đoàn 101 hòng chiếm lại Khe Sanh. Hàng ngày, đồng thời với các hoạt động thám báo, biệt kích; địch còn tăng cường sử dụng các loại trực thăng OH-6, UH-1A… bay thấp trinh sát, đánh phá hoặc chỉ điểm cho máy bay cường kích, pháo binh bắn phá. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Mặt trận, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 367 quyết định điều Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 241) trang bị súng máy 14,5mm vào Khe Sanh trước, cùng phối hợp với Tiểu đoàn bộ binh 2 làm nhiệm vụ chốt diệt địch.
Chi tiếtNgày 17-8-1971, Trung đoàn Tên lửa 263 được lệnh cơ động từ Thanh Hóa vào Nghệ An làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu ở khu vực Vinh và Sân bay Anh Sơn. Do đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, 2 tiểu đoàn 43 và 44 cùng một nửa cơ quan trung đoàn bộ đi trước. Đến tháng 11-1971, toàn bộ lực lượng còn lại của Trung đoàn mới tiếp tục cơ động vào Nghệ An.
Chi tiếtVới Trung đoàn 280, trước tháng 9-1965, là thời điểm cực kỳ khó khăn nhưng dường như đó lại là nền tảng, là bệ phóng cho thời điểm sau.
Chi tiếtNgày 5-8-1964, với chiến dịch Mũi tên xuyên, Mỹ huy động 64 lần chiếc máy bay đánh phá các khu vực Vinh - Bến Thủy; Lạch Trường (Thanh Hóa), Hòn Gai (Quảng Ninh) và Cảng Gianh (Quảng Bình).
Chi tiếtCó một vị tướng sinh ra trên đất Hà thành mà cuộc đời của ông đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), của đất nước. Ông đã trải qua những tháng ngày cân não quyết liệt của cuộc chiến tranh chống Pháp giữa lòng chảo Điện Biên Phủ, ghi lại dấu ấn khá đậm nét trong chiến thắng trận đầu (mùng 5/8/1964) và tỏa sáng với vai trò của người chỉ huy đánh B-52 trong ngày mở màn của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”... Đó là Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích. Ông vinh dự được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Chi tiết1. Tháng 2 năm 1960: Bác thăm Đại hội thi đua của Cục Không quân tại Sân bay Gia Lâm. Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ dự Đại hội: “Các chú phải đoàn kết, cố gắng học tập để tiến bộ mãi, xây dựng không quân ta lớn mạnh nhanh chóng để phục vụ Tổ quốc… năm nay có ngần này chiến sĩ thi đua còn ít. Sang năm nếu có nhiều chiến sĩ thi đua gấp đôi thì Bác sẽ đến thăm…”.
Chi tiếtNhững ngày đầu năm 1967, địch liên tiếp đánh phá các tuyến vận tải chiến lược của ta. Chỉ riêng tháng 3/1967, trên hai trục đường 12 và 15 địch đã đánh phá 543 trận. Cuối tháng 3 năm 1967, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 lệnh cho Trung đoàn 280: Gấp rút hành quân vào Tây Quảng Bình, bảo vệ hai tuyến đường chiến lược.
Chi tiếtTừ cuối tháng 9 năm 1972, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) được lệnh đón lõng máy bay B-52 tại trận địa Cổ Loa, Đông Anh để bảo vệ Hà Nội. Mãi đến ngày 16/12/1972, đơn vị vẫn nghiêm túc tập luyện đánh B-52 theo hướng dẫn ghi trong “Sách đỏ”. Rất nhiều các tình huống được đặt ra đối với kíp chiến đấu, tình huống nào cũng được bộ đội luyện tập rất thành thạo. Nếu B-52 xuất hiện, bộ đội hoàn toàn có thể đưa ra các thông số nhanh, chính xác để hạ mục tiêu.
Chi tiếtTháng 3 năm 1956, ba đoàn cán bộ chiến sĩ được tuyển chọn từ các đơn vị trên khắp các chiến trường được cử sang Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc học lái máy bay và kỹ thuật máy bay. Đoàn sang Trung Quốc học lái máy bay ném bom và trực thăng Mi-4 do đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn. Số học lái Mi-4 ở Trung Quốc gồm 2 lái chính là Hoàng Trọng Khai và Trần Ngọc Bích và 2 cơ giới trên không là Lê Văn Lạo và Cao Thành.
Chi tiếtTừ những ngày cuối tháng 8 đến đầu tháng 11 năm 1967, lực lượng MiG-17 và MiG-21 của ta liên tục đánh thắng. Trong 12 trận không chiến giành thắng lợi của giai đoạn này, Trung đoàn 921 đã sử dụng 12 biên đội với 24 máy bay, bắn rơi 18 máy bay Mỹ, trong khi MiG-21 chỉ bị rơi 1 chiếc; MiG-17 bắn rơi 8 chiếc, chỉ bị rơi 1 chiếc. Con số đó đã khẳng định được cách đánh hiệu quả của máy bay MiG - chặn từ xa, tạo thế, tạo đà vào công kích.
Chi tiếtĐể tăng cường quản lý không phận cho địa bàn chiến lược quan trọng từ hướng Tây Bắc vào khu vực Hà Nội đảm bảo cho các lực lượng PK-KQ đánh máy bay địch, ngày 8/7/1961, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 64/QĐ-QP thành lập Trung đoàn cần vụ đối không thứ 3 mang phiên hiệu Trung đoàn Ra đa 292.
Chi tiếtTrước yêu cầu phát triển của Quân đội, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), để đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, ngày 21/6/1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc (nay là Sư đoàn Phòng không 365). Lễ thành lập được tổ chức tại thôn Yên Vinh, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang).
Chi tiếtNhững năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ngày càng khốc liệt. Để đáp ứng yêu cầu sửa chữa, hồi phục các máy bay chiến đấu của Không quân ta, ngày 18/06/1966, Nhà máy A32, Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ (tiền thân là đơn vị sửa chữa máy bay phản lực C17 thuộc Xưởng A33) được thành lập theo Quyết định số 995/TM-QL của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ.
Chi tiếtNgày 30 tháng 10 năm 2006, các công nhân làm đường giao thông tại khu vực thôn Cộng Hoà, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trong quá trình san ủi đã phát hiện mảnh xác máy bay và hài cốt ở độ sâu cách mặt đất gần 4 mét. Sự việc được báo lên Phòng Tài nguyên môi trường Huyện. Từ đó, chúng tôi đã tìm lại hồ sơ một trận đánh và sự hi sinh của phi công Lê Văn Phong cách đây 40 năm.
Chi tiết