bao-phong-khong-khong-quan-truong-thanh-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc

Báo Phòng không - Không quân: Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đầu năm 1958, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng giai đoạn mới, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị quyết thành lập Bộ Tư lệnh Binh chủng Phòng không, gồm các trung đoàn pháo cao xạ, ra đa cảnh giới… có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Bắc. Lúc đó, theo quy định của Tổng cục Chính trị, các quân, binh chủng được phép ra bản tin. Vì vậy, Bộ Tư lệnh Binh chủng Phòng không đã ra bản “Tin Phòng không”, xuất bản hàng tuần và lưu hành nội bộ. Đồng chí Nguyễn Xuân Mai được điều từ đơn vị pháo cao xạ về làm Bản tin và do Ban Tuyên huấn Binh chủng Phòng không phụ trách. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc là tháng 4-1959.

Chi tiết
chuyen-bay-dang-nho

Chuyến bay đáng nhớ

Cuối năm 1961, tình hình nội bộ Chính phủ Hoàng gia Lào xảy ra phân hóa phức tạp. Sau khi nhận được thông tin từ các chuyên gia quân tình nguyện Việt - Lào, được biết có một vị khách đặc biệt trong Chính phủ Hoàng gia Lào muốn sang Hà Nội gấp mà tình hình lúc đó không cho phép mạo hiểm đi bằng đường bộ. Để đón vị khách này, ngày 15-11-1961, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động một trực thăng Mi-4 của Trung đoàn 919.

Chi tiết
nhan-dan-luon-khac-ghi-nghia-tinh-cua-bo-doi-pk-kq

Nhân dân luôn khắc ghi nghĩa tình của Bộ đội PK-KQ

Đúng dịp kỷ niệm 63 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-5-1954 / 07-5-2017), xã Thanh Minh, Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) long trọng tổ chức đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong niềm tự hào, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thanh Minh, người dân nơi đây nhắc nhiều đến tình cảm gắn bó của Bộ đội PK-KQ. Bởi những việc làm thiết thực mà các thế hệ người lính canh trời dành cho cán bộ và nhân dân nơi đây vừa thắt chặt tình đoàn kết, vừa là động lực để nhân dân các dân tộc trong xã quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Chi tiết
nhung-ngay-duoc-gap-bac-ho

Những ngày được gặp Bác Hồ

Tôi gặp ông Nguyễn Quang Thuận, nguyên là pháo thủ số 2, thuộc Khẩu đội 2, Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367 trong một dịp về xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng công tác. Ông chính là người trực tiếp đạp cò, bắn rơi chiếc máy bay Pháp đầu tiên khi quân ta vừa mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ và là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trong Chiến dịch này. Ông là một trong 5 chiến sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho các đơn vị chiến đấu ở Điện Biên Phủ, về báo cáo thành tích với Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày sinh của Bác.

Chi tiết
don-bac-giua-ngay-dau-xuan

Đón Bác giữa ngày đầu Xuân

Tết Nguyên Đán Bính Ngọ (1966), Bộ đội PK-KQ thực hiện nếp sống: “Ăn Tết trên mâm pháo đánh Mỹ”. Trung đội 2 Súng máy phòng không 14,5 mm, Tiểu đoàn 62, Trung đoàn 236 chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi đón Tết tại trận địa, đặt trên đê Mai Lĩnh bên sông Đáy, ngay ven thị xã Hà Đông.

Chi tiết
dai-doi-816-tieu-doan-383-ap-sat-cu-diem-hong-cum

Đại đội 816 (Tiểu đoàn 383) áp sát cứ điểm Hồng Cúm

Cuối tháng 4-1954, cùng với hệ thống giao thông hào vây quanh của bộ binh, hệ thống trận địa chiến đấu của bộ đội Cao xạ cũng hình thành thế bao quanh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hỏa lực súng máy cao xạ đã áp sát các căn cứ buộc máy bay phải bay cao thả dù. Nhiều vũ khí, đạn dược, lương thực từ Hà Nội gửi lên chi viện cho quân Pháp nhưng lại thành tiếp tế cho quân ta. Không quân Pháp không chỉ tập trung lực lượng tối đa mà còn có sự hỗ trợ trực tiếp của máy bay Mỹ. Song, từ chỗ chiếm ưu thế trên không thì đến thời điểm này, chúng trở nên bất lực với lực lượng phòng không của ta.

Chi tiết
bo-doi-phong-khong-khong-quan-trong-doi-hinh-than-toc-quyet-thang

Bộ đội Phòng không-Không quân trong đội hình "Thần tốc, quyết thắng"

Để kịp thời tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 3-1973, theo Chỉ thị của Bộ, Quân chủng PK-KQ đã thành lập Sư đoàn Phòng không 673 gồm 5 trung đoàn pháo cao xạ và 1 trung đoàn tên lửa, làm nhiệm vụ hoạt động tác chiến trên chiến trường Bình Trị Thiên. Cũng trong thời gian này, Quân chủng đã cơ động Sư đoàn Phòng không 377 gồm 6 trung đoàn Pháo Phòng không vào hoạt động tác chiến trên chiến trường Tây Nguyên.

Chi tiết
trung-doan-280-trong-chien-dich-ho-chi-minh

Trung đoàn 280 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cục diện năm 1972 cho thấy, nếu Mỹ không nhảy vào vòng chiến một lần nữa thì quân Ngụy sẽ tan rã sau đòn tấn công quyết liệt của ta. Cái thế đã như vậy, chỉ chờ thời cơ là tiến hành. Những đợt tập huấn lớn của Trung đoàn 280 trong các năm 1972, 1973, 1974 khiến những người lính pháo 280 càng củng cố niềm tin vào một chiến dịch lớn, mang tính quyết định sắp diễn ra.

Chi tiết
nho-mai-truong-khong-quan-ngoi-liem

Nhớ mãi Trường Không quân Ngòi Liễm

Sau Chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã vào giai đoạn chuẩn bị tổng phản công. Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục đã thống nhất động viên toàn bộ học sinh và sinh viên nhập ngũ đi xây dựng các binh chủng kỹ thuật hiện đại lúc bấy giờ như Pháo binh, Không quân, Hải quân…

Chi tiết
dai-doi-818-trong-nhung-ngay-bao-ve-so-chi-huy-chien-dich-dien-bien-phu

Đại đội 818 trong những ngày bảo vệ Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đầu tháng 3 năm 1954, Đại đội súng máy 818 (Tiểu đoàn 383) được lệnh triển khai chiến đấu bảo vệ Mường Phăng (trung tâm Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ). Ngay sau khi nhận lệnh, đơn vị triển khai chiếm lĩnh trận địa. Khi trời còn chưa sáng rõ, các xạ thủ lắp súng trong công sự đã nhanh nhẹn không sai một động tác nhỏ. Từng khẩu đội thực hiện các bước chuẩn bị chiến đấu chuẩn mực như ngày hội thao trên pháo trường. Chính trị viên Nguyễn Văn Lục đi kiểm tra từng công sự thấy các phân đội thể hiện quyết tâm bằng hành động chuẩn bị chiến đấu khẩn trương, chuẩn xác.

Chi tiết
la-can-bo-dang-toi-luon-ghi-sau-loi-day-cua-bac

Là cán bộ Đảng, tôi luôn ghi sâu lời dạy của Bác

Sinh ra và lớn lên ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, tôi sớm được giác ngộ cách mạng. Tháng 5-1943, tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tôi đã qua nhiều cương vị công tác, đã nhiều năm gắn bó với Quân chủng PK-KQ; song những kỷ niệm trong đời hoạt động cách mạng, nhất là những kỉ niệm về Bác Hồ, về những lời căn dặn của Bác, tôi luôn khắc ghi.

Chi tiết
truong-trung-cap-ky-thuat-pk-kq-50-nam-vung-buoc-di-len

Trường Trung cấp Kỹ thuật PK-KQ: 50 năm vững bước đi lên

Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 017/QĐ-QP thành lập Trường Kỹ thuật Trung cấp Phòng không, trực thuộc Bộ Tư lệnh PK-KQ (tiền thân của Trường Trung cấp Kỹ thuật PK-KQ ngày nay).

Chi tiết
trung-doan-921-chuan-bi-tich-cuc-cho-ngay-ra-quan-danh-thang-tran-dau

Trung đoàn 921 chuẩn bị tích cực cho ngày ra quân đánh thắng trận đầu

Từ ngày về nước (6-8-1964), mặc dù điều kiện đảm bảo hạn chế hơn so với sân bay nước bạn, nhưng Trung đoàn 921 đã nhanh chóng ổn định mọi mặt và tập trung bước vào huấn luyện. Các bài bay ứng dụng chiến đấu, các phương án đánh địch được triển khai luyện tập.

Chi tiết
trung-doan-ten-lua-284-su-doan-365-nua-the-ky-chien-dau-va-truong-thanh

Trung đoàn Tên lửa 284 (Sư đoàn 365): Nửa thế kỷ chiến đấu và trưởng thành

Cách đây 50 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam - Bắc bước vào thời kỳ quyết liệt nhất, đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc, đặc biệt trên địa bàn Quân khu 4. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 11-3-1967, Trung đoàn 284 được thành lập trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4 (mang tên Đoàn Sông La), có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển trên đường số 1 từ Hà Tĩnh đến Bắc sông Gianh - Quảng Bình.

Chi tiết
tran-khong-chien-xuat-sac-ban-roi-hai-con-ma-tren-vung-troi-thai-nguyen

Trận không chiến xuất sắc bắn rơi hai "con ma" trên vùng trời Thái Nguyên

Ngày 6-10-2015, tôi được dự buổi gặp mặt rất đặc biệt giữa những cựu chiến binh đã từng “vào sinh ra tử” trong những trận chiến đấu một mất một còn với không quân Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến hết năm 1972. Tại buổi gặp mặt, diễn biến trận đánh của Biên đội Nghĩa - Năm ngày 6-10-1972 đã được tái hiện một cách chân thực, sống động qua lời kể của người trong cuộc - Đại tá, Phi công, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa.

Chi tiết
lan-dau-mig-21-ha-may-bay-my-bang-roc-ket

Lần đầu MiG-21 hạ máy bay Mỹ bằng rốc-két

Vào giai đoạn giữa năm 1966, sau một thời gian dừng bay rút kinh nghiệm và huấn luyện bổ sung, các phi công MiG-21 của Trung đoàn 921 đã sẵn sàng xuất kích chiến đấu.

Chi tiết
bac-ho-voi-bo-doi-ten-lua-phong-khong

Bác Hồ với Bộ đội Tên lửa phòng không

Bộ đội Tên lửa phòng không (TLPK) được Bác Hồ giành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt. Những chỉ đạo sáng suốt mang tính chiến lược và sự quan tâm động viên khích lệ của Người là nguồn cổ vũ lớn lao, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ TLPK khắc phục mọi khó khăn, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Chi tiết
tran-chien-khong-doi-hai-kinh-dien-cua-luc-luong-khong-quan-van-tai

Trận chiến không đối hải kinh điển của lực lượng Không quân vận tải

Vào giai đoạn đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhanh chóng chuẩn bị lực lượng và phương án để triển khai các đòn tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.

Chi tiết
Đầu Trước 12 13 14 15 16 17 18 19 Tiếp

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website