nua-the-ky-xay-dung-va-truong-thanh

Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành

Mùa Hè năm 1972, khi cuộc chiến đấu của các lực lượng PK-KQ đang diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ; ngày 22-6-1972, tại xã Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội, Trung đoàn Tên lửa 276 được ra đời. Đây là một trong hai trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên được trang bị vũ khí mới hiện đại S-125.

Chi tiết
bo-tu-lenh-quan-chung-pk-kq-chuc-mung-trung-tuong-nguyen-xuan-mau-nhan-huy-hieu-80-nam-tuoi-dang

Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ chúc mừng Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Sáng 26-5, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) do Trung tướng Vũ Văn Kha - Quyền Tư lệnh Quân chủng làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu - Nguyên Phó Chính ủy Quân chủng PK-KQ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương) nhân dịp đồng chí nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Bùi Tố Việt - Phó Chính ủy Quân chủng; Thiếu tướng Trần Trọng Tuyến - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng.

Chi tiết
doan-an-dieu-duong-18-khong-ngung-truong-thanh-va-phat-trien

Đoàn An điều dưỡng 18 không ngừng trưởng thành và phát triển

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, chế độ Ngụy quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho miền Bắc nước ta lúc đó hết sức nặng nề khi kẻ thù liều lĩnh đánh phá. Trong đó, công tác bảo đảm hậu cần, đời sống cho bộ đội được Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm, đặc biệt là nhiệm vụ bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe cho phi công chiến đấu, thương binh, bệnh binh… ngày càng cấp thiết hơn.

Chi tiết
nhung-khoanh-khac-mot-thoi-va-mai-mai

Những khoảnh khắc một thời và mãi mãi

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Xuân Át nguyên là phóng viên Báo PK-KQ. Ông được đồng đội rất mực tin yêu, quý trọng không chỉ bởi những tác phẩm để đời ghi lại những thời khắc lịch sử quan trọng của dân tộc, kết quả của những tháng năm xông pha nơi chiến trận, mà còn bởi nhân cách trong sáng, lối sống đôn hậu, nghĩa tình…

Chi tiết
xung-dang-la-“cai-noi-cua-khong-quan-nhan-dan-viet-nam”

Xứng đáng là “Cái nôi của Không quân nhân dân Việt Nam”

Ngày 24-3-1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 014/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Không quân. Thi hành quyết định trên, ngày 1-5-1967, Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ ký Quyết định số 492/TM-QL ghi rõ: Bộ Tư lệnh Không quân mang phiên hiệu công khai là F371 (nay là Sư đoàn 371); gồm 4 phòng: Tham mưu, Chính trị, Kỹ thuật và Hậu cần; các đơn vị trực thuộc: Trung đoàn 921, 923, 919 và Đoàn Z. Sư đoàn trực tiếp quản lý 7 sân bay, 64 phi công tiêm kích MiG các loại cùng với hơn 1.600 thợ máy. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một binh chủng kỹ thuật hiện đại - Binh chủng Không quân trong Quân chủng PK-KQ, là bước tiến quan trọng về đường lối quân sự của Đảng, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Bác Hồ kính yêu đối với sự phát triển của lực lượng PK-KQ.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-don-vi-hai-lan-anh-hung

Phát huy truyền thống đơn vị hai lần anh hùng

Cách đây 57 năm, theo quyết định số 35/QĐ do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Sâm ký ngày 22-4-1965, tại xã Quỳnh Động, huyện Yên Thế, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) Trung đoàn 238 được thành lập. Đây là Trung đoàn Tên lửa thứ hai của Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) (nay là Trung đoàn 238 thuộc Sư đoàn 363). Thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn, ngày 30-9-2003, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã ký Quyết định số 862/QĐ-PK-KQ lấy ngày 26-3 là Ngày truyền thống của Trung đoàn 238. Biên chế ban đầu gồm có: Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần, Ban Kỹ thuật và 4 tiểu đoàn hỏa lực: 81, 82, 83, 84, Tiểu đoàn Kỹ thuật 85 và Đại đội Chỉ huy 9.

Chi tiết
phat-huy-truyen-thong-xay-dung-nha-truong-ngang-tam-nhiem-vu

Phát huy truyền thống, xây dựng nhà trường ngang tầm nhiệm vụ

Ngày 24-3-1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh đã ký Quyết định số 17 thành lập Trường Kỹ thuật trung cấp Phòng không (nay là Trường Trung cấp Kỹ thuật PK-KQ). Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bổ túc cán bộ kỹ thuật trung cấp, đào tạo nhân viên kỹ thuật sơ cấp của các ngành thuộc Quân chủng PK-KQ; bổ túc cán bộ kỹ thuật trung cấp và cao cấp của Nhà nước được động viên vào công tác trong Quân chủng; tập huấn cán bộ kỹ thuật trung cấp và cao cấp của các ngành thuộc Quân chủng PK-KQ.

Chi tiết
“ong-chu-ganh-hat-rong”

“Ông chủ gánh hát rong”

Cách đây hơn 10 năm, chúng tôi gặp Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng và được nghe chia sẻ nhiều kỷ niệm thú vị trong cuộc đời hoạt động cách mạng.

Chi tiết
doan-khong-quan-lam-son-50-nam-vung-buoc-truong-thanh

Đoàn Không quân Lam Sơn 50 năm vững bước trưởng thành

Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, theo đề nghị của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ), ngày 1-12-1971, Thiếu tướng Trần Quý Hai - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 226-QĐ/QP thành lập Trung đoàn Không quân chiến đấu 927 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân. Ngày 3-2-1972, Trung đoàn chính thức tổ chức Lễ thành lập tại Sân bay Nội Bài; từ đó Trung đoàn 927 lấy ngày này làm Ngày kỷ niệm truyền thống của đơn vị.

Chi tiết
khac-ghi-loi-day-cua-bac-tich-cuc-hoc-tap-nghien-cuu-cac-thu-doan-cua-dich-de-gianh-thang-loi

Khắc ghi lời dạy của Bác, tích cực học tập, nghiên cứu các thủ đoạn của địch để giành thắng lợi

Đầu năm 1966, cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ trên chiến trường miền Nam bị thất bại nặng nề. Sau đợt ngừng ném bom đánh phá miền Bắc để tiến hành ngoại giao lừa bịp không đạt kết quả, đế quốc Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, với việc tăng cường sử dụng máy bay U-2, BQM-34A, 147J tiến hành trinh sát miền Bắc, để tập trung máy bay đánh phá các mục tiêu giao thông vận chuyển từ phía Nam Quân khu 4 ra tới khu vực Thanh Hóa.

Chi tiết
anh-hung-llvt-nhan-dan-nguyen-hong-nhi-phi-cong-dau-tien-dung-mig-21-tieu-diet-may-bay-my

Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị - Phi công đầu tiên dùng MiG-21 tiêu diệt máy bay Mỹ

Thiếu tướng, phi công Nguyễn Hồng Nhị được biết đến là người đầu tiên dùng MiG-21 tiêu diệt máy bay Mỹ vào ngày 4-3-1966.

Chi tiết
duong-ho-chi-minh-tren-bien-tam-voc-va-y-nghia-lich-su

Đường Hồ Chí Minh trên biển - tầm vóc và ý nghĩa lịch sử

Việt Nam là quốc gia biển, nằm bên bờ Biển Đông; lịch sử dựng nước và giữ nước luôn gắn liền với vai trò của Biển Đông. Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng với đường Trường Sơn trên bộ là hai tuyến đường huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sáu thập kỷ đã trôi qua, nhưng kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển còn vang vọng mãi, mang tầm vóc và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Chi tiết
duong-ho-chi-minh-tren-bien-tuyen-van-tai-chien-luoc

Đường Hồ Chí Minh trên biển - tuyến vận tải chiến lược

Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ, ngày 23-10-1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn vận tải quân sự 759, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến vận tải chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường vận tải bí mật, bất ngờ, có ưu thế về thời gian, hiệu quả và khả năng vận chuyển sâu vào các chiến trường miền Nam. Đây là sự sáng tạo độc đáo, đặc sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Đảng và Bác Hồ.

Chi tiết
danh-dau-buoc-truong-thanh-vuot-bac-cua-quan-doi-nhan-dan-viet-nam

Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam

Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-10-1963, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 50-QĐ thành lập Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của QĐND Việt Nam nói chung và các lực lượng PK-KQ nói riêng; từ chỗ chỉ có một trung đoàn pháo cao xạ (Trung đoàn 367) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã phát triển thành một quân chủng chiến đấu, với 3 binh chủng: Không quân, Ra đa và Pháo cao xạ, với hàng chục trung đoàn phòng không, không quân; được trang bị các loại vũ khí hiện đại, làm nhiệm vụ tác chiến trên mặt trận đối không bảo vệ bầu trời miền Bắc.

Chi tiết
doc-dao-duong-ho-chi-minh-tren-bien

Độc đáo Đường Hồ Chí Minh trên biển

Phải đương đầu với một kẻ thù hung bạo, có tiềm lực và sức mạnh quân sự, kinh tế, trình độ khoa học, công nghệ hiện đại hơn gấp nhiều lần nên sau khi có Nghị quyết Trung ương 15 (1959), Đảng ta chủ trương chuyển hướng chiến lược của cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cũng từ đó, nhu cầu chi viện cho các chiến trường miền Nam ngày càng lớn.

Chi tiết
tin-buon-dai-tuong-phung-quang-thanh-nguyen-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-pho-bi-thu-quan-uy-trung-uong-nguyen-bo-truong-bo-quoc-phong-tu-tran

TIN BUỒN: Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Chi tiết
vi-tuong-quan-tin-dan-men

Vị tướng quân tin, dân mến

Sáng 11-9, điện thoại của tôi đổ chuông liên tục. Có những vị tướng đã về hưu, có người đang công tác nhưng đều hỏi tôi và cuối cùng đều thốt lên : “Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã đưa tin thì chính xác rồi”. Đó là thông tin Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần lúc 3 giờ 45 phút tại nhà riêng, vì bệnh trọng.

Chi tiết
52-nam-vung-buoc-phat-trien

52 năm vững bước phát triển

Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân (PK-KQ) được thành lập ngày 4-9-1969 theo Quyết định số 90/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc son trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển, hoàn chỉnh về tổ chức của Cục Kỹ thuật PK-KQ. Khi mới thành lập, mặc dù quân số ít, trang bị, phương tiện hạn chế, song cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân và viên chức quốc phòng (CN&VCQP), hạ sĩ quan - binh sĩ (HSQ-BS) của Cục Kỹ thuật đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) cho Quân chủng PK-KQ thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu.

Chi tiết
Đầu Trước 2 3 4 5 6 7 8 9 Tiếp Cuối

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website