Ngày 8-12, tại Kho K332, Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm Hội thi kho vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) chiến dịch toàn quân năm 2016. Dự Hội nghị có các đồng chí: Thiếu tướng Lê Văn Ngọc - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Đại tá Mai Văn Tiến - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, Đại tá Phương Đình Thuyên - Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng. Cùng dự còn có đại biểu các cơ quan chức năng của Quân chủng.
Chi tiếtNhững năm qua, ngành Hậu cần Sư đoàn 375 đã triển khai toàn diện Phong trào Thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, đặc biệt, với việc tổ chức thực hiện “Một tập trung - Ba khâu đột phá” đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Chi tiếtĐó là những cán bộ, chiến sĩ thuộc đại đội Công binh ở các sân bay quân sự thuộc Quân chủng PK-KQ. Góp phần nâng những cánh bay, nhiệm vụ của họ là bảo đảm sạch sẽ, an toàn cho đường lăn, sân đỗ và luôn sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho nhiệm vụ cứu hỏa…
Chi tiếtHoạt động bay là một hoạt động đặc thù, có tính hiệp đồng cao, do nhiều thành phần, nhiều ngành chuyên môn nghiệp vụ cùng phối hợp tổ chức thực hiện. Chuyến bay thành công đòi hỏi tất cả các khâu đều phải được chuẩn bị và thực hiện khoa học, đúng quy trình. Ngược lại, chỉ cần sơ suất xảy ra ở một mắt xích nào đó thì rất có nguy cơ dẫn đến xảy ra bất trắc trên không. Trong chuỗi những thành phần liên quan đó, chỉ huy bay (CHB) có vai trò tối quan trọng. Trong xử lí bất trắc trên không, CHB chính là điểm tựa, niềm tin từ mặt đất của phi công trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chi tiếtBạn đã bao giờ hình dung ra cảnh một chiếc trực thăng tham gia tìm kiếm cứu nạn ở khu vực rừng núi phải chọn một sườn núi, sườn đồi để đậu một bánh sau làm điểm tựa; hoặc phải bay treo hàng chục phút để thả người và phương tiện xuống khu vực máy bay gặp nạn. Chính chiếc trực thăng ấy, trong một dịp khác lại hàng giờ bay ở độ cao thấp trên mặt biển, không địa vật, địa tiêu để tham gia tìm kiếm cứu nạn. Tất cả đều diễn ra với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao nhất khi trước đó, phi công và máy bay huấn luyện gặp tai nạn.
Chi tiếtTrong những năm qua, Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365) luôn chú trọng đến chất lượng bữa ăn, nhất là nguồn thực phẩm cũng như các khâu trong quy trình chế biến được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Chi tiếtVới bất kỳ loại máy bay nào, từ trực thăng, vận tải đến máy bay phản lực, bất trắc trên không có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào từ khi cất cánh đến lúc máy bay tiếp đất. Bởi vậy, phi công quân sự phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm ngặt để có đủ sức khỏe, kỹ năng và bản lĩnh để sẵn sàng chiến đấu, bay huấn luyện hiệu quả, trong đó có việc xử lí thành công hỏng hóc và bất trắc trên không.
Chi tiếtKhác với máy bay dân dụng được thiết kế để chuyên chở hành khách; để đáp ứng yêu cầu tác chiến, máy bay quân sự có cấu tạo, tính năng phức tạp hơn nhiều. Công tác huấn luyện của phi công quân sự cũng có những đòi hỏi nghiêm ngặt, mang tính đặc thù rất cao. Những khái niệm như “nhào lộn”, “cắt góc”, “bay đội hình, “bắn ném bom”, “bay không chiến”... chỉ có ở hoạt động bay của phi công quân sự. Với sự phức tạp của hoạt động bay quân sự, hiểm nguy luôn rình rập từ nhiều phía…
Chi tiếtLà những người lính canh trời thuộc cơ quan Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, cảm giác bất an xâm lấn tâm trạng chúng tôi nhiều nhất có lẽ là khi Sở chỉ huy có báo động. Chúng tôi nghe những tiếng còi báo động ấy vào những thời điểm khác nhau, dẫu biết bất trắc trên không vốn là vấn đề của phi công quân sự toàn cầu nhưng không ai bảo ai, tất cả đều cồn lên nỗi lo lắng.
Chi tiếtDù còn gặp không ít khó khăn, nhưng ngành Doanh trại Quân chủng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các mặt công tác; hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã xác định, bảo đảm đúng tiến độ và nâng cao chất lượng các công trình xây dựng; góp phần bảo đảm tốt đời sống cho bộ đội.
Chi tiếtTrong 2 ngày (25 và 26-10) vừa qua, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức thành công ban bay mẫu tại Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372). Qua ban bay mẫu, các cơ quan, đơn vị không quân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho quá trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Chi tiết4.860 Kcal/người/ngày là định lượng đối với phi công lái máy bay siêu âm và tiêu chuẩn đó đối với phi công lái máy bay dưới siêu âm là 4.630 Kcal/người/ngày. Với định lượng cao như vậy nên để phi công ăn hết khẩu phần, ăn ngon miệng, những người làm công tác bảo đảm vừa phải có tay nghề, vừa phải thật trách nhiệm và tận tình, chu đáo…
Chi tiếtVới hoạt động bay quân sự, trong một số tình huống bất khả kháng, phi công phải nhảy dù, thoát ly khỏi máy bay. Mặc dù tính mạng được bảo toàn nhưng trong nhiều trường hợp, phi công phải đối diện với những mối đe dọa về sức khỏe. Làm sao để phục hồi sau tai nạn bay, nhất là để được trở lại vời bầu trời, phi công cần một chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt để phục hồi những tổn thương về thân thể và cả tinh thần từ các bác sĩ, đơn vị, đồng đội, người thân và cả nghị lực của chính mình…
Chi tiếtTrong hoạt động bay, thời nào cũng vậy, đội ngũ cán bộ, nhân viên Kỹ thuật luôn có vai trò vô cùng quan trọng. Họ luôn gắn bó với phi công và là thành phần bảo đảm không thể thiếu của mỗi chuyến bay. Đại tá, kỹ sư Bùi Văn Cơ, với tư cách là thợ kỹ thuật trực tiếp phục vụ chiến đấu, rồi trưởng thành trên các cương vị chỉ huy kỹ thuật ở các đơn vị chiến đấu của Quân chủng PK-KQ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cùng các đồng đội làm công tác kỹ thuật đã trải qua những ngày khốc liệt, hào hùng. Với ông, ký ức về một thời “chia lửa” cùng phi công chiến đấu đến giờ vẫn vẹn nguyên…
Chi tiếtVới đài ra đa P-19, trong đội hình huấn luyện, trắc thủ số 1 có nhiệm vụ bám sát, phát hiện mục tiêu trên màn hiện sóng. Số 1 ngồi trước màn hiện sóng nhìn vòng, là người trực tiếp thao tác, phát hiện, theo dõi, bám sát và thông báo mục tiêu, thực hiện mọi mệnh lệnh của đài trưởng, giúp cho chỉ huy nắm được tình hình hoạt động trên không để kịp thời xử trí các tình huống.
Chi tiếtCông tác kiểm tra và công tác giám sát của Đảng có sự thống nhất sau: kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng; tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục về công tác xây dựng Đảng. Chủ thể kiểm tra, giám sát đều do cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra thực hiện. Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là các tổ chức đảng và đảng viên. Nội dung của công tác kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích của công tác kiểm tra và giám sát đều nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
Chi tiếtLà trung tâm giáo dục - đào tạo cán bộ các chuyên ngành phòng không, không quân cho Quân chủng PK-KQ, Quân đội, các nước bạn Lào, Campuchia và nghiên cứu khoa học; tổng kết năm học 2015-2016, Học viện PK-KQ là một trong năm nhà trường của Quân đội được Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) khen thưởng. Đây là thành tích rất đáng tự hào của Học viện trong quá trình xây dựng Học viện PK-KQ “Cách mạng, chính quy, chuẩn hóa, hiện đại”. Đạt được kết quả đó, Học viện đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là đã thực hiện ngày càng tốt hơn quan điểm “Gắn nhà trường với đơn vị” trong quá trình GD-ĐT.
Chi tiếtCông tác kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng.
Chi tiết