nen-duyen-tu-hoat-dong-ket-nghia

Nên duyên từ hoạt động kết nghĩa

Trong dịp đến công tác tại Trạm Ra đa 59, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, chúng tôi được nghe câu chuyện về hoạt động “kết nghĩa, kết duyên” của Đại úy Bùi Văn Liêm - Phó Trạm trưởng. Chính hoạt động giao lưu giữa đơn vị với nhà trường trên địa bàn đóng quân đã trở thành cầu nối để anh đến với cô giáo Trần Thị Thu.

Chi tiết
“con-mua-tinh-yeu”

“Cơn mưa tình yêu”

Đại úy Đỗ Hữu Thông - Phó Trạm trưởng Trạm Ra đa 27, Trung đoàn 295, Sư đoàn 363 là người được đơn vị phân công giúp đỡ tôi tìm hiểu về các hoạt động của bộ đội trên đảo tiền tiêu. Không chỉ thông thạo địa hình, am hiểu cuộc sống và con người nơi đây; anh còn thể hiện rất rõ vai trò tiền phong, gương mẫu; tính sâu sát, linh hoạt, quyết đoán của người chỉ huy.

Chi tiết
hanh-phuc-gian-di-cua-nguoi-linh-phao

Hạnh phúc giản dị của người lính pháo

Tôi gặp lại Đại úy Phạm Văn Tâm - Chính trị viên Đại đội 21, trong một lần đến công tác tại Trung đoàn 230, Sư đoàn 367. Tôi và Tâm trước đây từng công tác cùng một đại đội. Sau một thời gian, chúng tôi đều nhận nhiệm vụ ở những đơn vị khác nhau và ít có cơ hội gặp nhau.

Chi tiết
vung-vang-trong-xa-cach

Vững vàng trong xa cách

Trong chuyến công tác đến với những người lính công binh Lữ đoàn 28 thi công công trình ngầm ở Hòa Bình, chúng tôi gặp Trung tá Nguyễn Quốc Trưởng - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30 (trước đây là Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 29). Vóc dáng của anh toát lên vẻ phong trần, điềm tĩnh của người lính công binh đã từng lăn lộn, gắn bó với các công trình ngầm khắp ba miền Bắc-Trung-Nam. Qua câu chuyện với anh, chúng tôi càng khâm phục hơn bởi bên cạnh công việc, anh còn vượt qua rất nhiều khó khăn trong việc thu xếp chuyện gia đình để yên tâm thực hiện nhiệm vụ cùng đồng đội.

Chi tiết
chuyen-tinh-tren-xu-bach-duong

Chuyện tình trên xứ Bạch Dương

Gum là tên gọi thân mật do Thiếu tá Đỗ Trung Bộ - Giảng viên Khoa Vũ khí Hàng Không, Trường Sĩ quan Không quân và chị Mai Thị Quý (vợ anh) đặt cho cô con gái yêu của họ để kỷ niệm địa danh hai người lần đầu tiên gặp nhau.

Chi tiết
noi-toi

Nội tôi

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở đồng bằng Bắc Bộ. Cuộc sống trong xóm làng tuy còn nghèo khó nhưng luôn chan chứa tình thương yêu. Mảnh đất này là cái nôi nuôi dưỡng để tôi lớn lên và trưởng thành. Giờ đây, tôi đã trở thành người quân nhân vững vàng tay súng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng sâu thẳm trong lòng tôi luôn nhớ về Nội, nhớ về những khó khăn, vất vả đã trải qua.

Chi tiết
con-mai-nhung-ky-uc-tuoi-tho

Còn mãi những ký ức tuổi thơ

Gần 20 năm về trước, chị Đoàn Thanh Bình (bút danh Quỳnh Vân) đã thi đậu vào Trường Viết văn Nguyễn Du (Hà Nội). Khi ấy, chồng chị cũng đang theo học ở Học viện PK-KQ. Quyết tâm theo đuổi nghiệp văn chương, chị đã đưa các con từ Sân bay Phan Rang về Hải Dương sống cùng ông bà ngoại. Một thời gian sau, chị để cậu con trai đầu ăn học ở quê, mang theo cô con gái út 5 tuổi đến sống cùng mẹ trong Ký túc xá của Nhà trường. Thỉnh thoảng, vợ chồng chị và 2 con mới có dịp đoàn tụ. Khi chồng chị kết thúc khóa học, cậu con trai lớn lại theo bố về sống trong Ninh Thuận. Cô con gái nhỏ ở lại cùng mẹ. Mỗi năm gia đình chị chỉ được sum họp vào những ngày nghỉ hè ít ỏi. Rồi chị tốt nghiệp ra trường, chính thức về nhận công tác tại Báo PK-KQ. Anh cũng được chuyển vùng từ Phan Rang ra Hà Nội. Vậy là cuối cùng, gia đình chị đã có được những tháng ngày đoàn viên, hạnh phúc.

Chi tiết
trong-kho-khan-cang-am-tinh-dong-doi

Trong khó khăn càng ấm tình đồng đội

Thượng úy CN Nguyễn Chí Anh và Thượng úy CN Mai Thị Hiền đều công tác tại Lữ đoàn 918. Ngôi nhà của anh chị nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc tổ 9, phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Trong ngôi nhà nhỏ ấy đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình anh chị.

Chi tiết
khao-khat-binh-di-ben-mam-phao

Khao khát bình dị bên mâm pháo

Theo lịch trực Tết của Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 297 (Quân khu 2) năm nay, Trung sĩ Cầm Ngọc Chính - Pháo thủ số 2 nằm trong đội hình trực chiến của đơn vị. Khi hỏi về Tết, miệng Chính tươi cười nhưng mắt thì đỏ hoe: “Tết này, con trai tôi vừa tròn 2 tuổi. Năm trước cũng như năm nay, trong giây khắc giao thời thiêng liêng, tôi thèm được ở bên con, mặc cho con bộ quần áo mới đi chơi Xuân, nhưng vì nhiệm vụ, tôi sẽ gói những thèm muốn ấy vào ký ức”.

Chi tiết
moi-tinh-qua-song-dien-thoai

Mối tình qua sóng điện thoại

Thượng úy CN Lê Thị Bích Thuận - Nhân viên Trạm khách 77 (Văn phòng Bộ Tư lệnh) thuộc tuýp phụ nữ thẳng tính hay nói, hay cười. Chị có 2 cậu con trai rất kháu khỉnh, thông minh. Được hỏi về ông xã, chị cười rổn rảng:

Chi tiết
“cay-tinh-yeu”-da-cho-mua-qua-ngot

“Cây tình yêu” đã cho mùa quả ngọt

Lần này về Sân bay Cần Thơ công tác, tôi rất bất ngờ khi gặp lại Thiếu tá CN Nguyễn Thị Thúy Dương - Nhân viên Ban Chính trị Trung đoàn 917. Nhìn gương mặt chị ngời ngời hạnh phúc, khác hẳn dáng vẻ của mấy năm về trước khi tôi gặp chị ở Phòng Chính trị Sư đoàn 370. Đọc được những thắc mắc trong tôi, chị Dương cười “bật mí”: “Chúng em đã có cháu rồi chị ạ. Một bé trai khỏe mạnh và rất hiếu động”. Rồi chị Dương nói thêm: “Đơn vị chồng em chuyển về Sân bay Cần Thơ nên mẹ con em cũng xin cấp trên được “di cư” theo”.

Chi tiết
“gia-dinh-da-chap-canh-uoc-mo-nghe-thuat-cua-em”

“Gia đình đã chắp cánh ước mơ nghệ thuật của em”

Dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ thương, giọng hát nữ cao, trong sáng; thí sinh Đỗ Thị Hoài Ngọc, sinh năm 2006, đến từ TP. Hải Phòng đang là một trong những ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu “ngôi vương” trong Chương trình “Giọng hát Việt nhí 2017” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, đang được phát sóng trên Kênh VTV3 vào tối thứ 7 hằng tuần.

Chi tiết
khi-hanh-phuc-mim-cuoi

Khi hạnh phúc mỉm cười

Tôi sinh ra và lớn lên trên quê hương Quế Võ (Bắc Ninh), từ nhỏ đã ấp ủ ước mơ một ngày được trở thành anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Cả một thời niên thiếu, bên con sông Cầu uốn lượn, tôi đã cùng bạn bè say sưa chơi trò tập trận. Đặc biệt, mỗi khi được nghỉ phép về thăm gia đình, chú tôi thường mang trên mình bộ quân phục, trên đầu đội chiếc mũ mềm có gắn ngôi sao lấp lánh màu đỏ. Tôi ưỡn ngực và nắm vạt áo chú đi trong sự ngưỡng mộ, ghen tị của lũ bạn trong xóm. Cứ thế mơ ước được làm anh bộ đội lớn dần lên.

Chi tiết
ba-luon-la-tinh-yeu-lon-cua-toi

Ba luôn là tình yêu lớn của tôi

Ba tôi là Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan. Ông được nhiều người biết đến với tư cách là phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trong trận không chiến ngày 3-4-1965; nhưng đời thường ba tôi lại rất gần gũi, giản dị.

Chi tiết
dong-day-tinh-me

Đong đầy tình mẹ

Một lần đến thăm gia đình Đại úy Nguyễn Công Chính - Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 178, Trung đoàn 282 (Sư đoàn 375) tại xóm 13, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tôi được chứng kiến cuộc sống gia đình anh, đồng thời nghe anh kể về sự hi sinh của bà Đặng Thị Hà - mẹ anh. Tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn sâu nặng của anh đối với mẹ mình.

Chi tiết
niem-hanh-phuc-dong-day

Niềm hạnh phúc đong đầy

Phải quanh co hỏi thăm một lúc tôi mới tìm được căn nhà cấp 4 của vợ chồng Thiếu tá Lê Thị Minh Huệ (Giảng viên Khoa CTĐ, CTCT) và Thiếu tá Võ Việt Hà (Giảng viên Khoa Dẫn đường - Khí tượng) nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại Khu tập thể Học viện PK-KQ thuộc địa bàn xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Bên chén trà nóng vừa pha để tiếp khách, chị Huệ đã kể lại câu chuyện tình yêu của anh chị cách đây gần 20 năm.

Chi tiết
phut-trai-long-cua-nguoi-vo-liet-si

Phút trải lòng của người vợ liệt sĩ

Nhỏ nhắn, duyên dáng trong bộ quân phục gọn gàng, Thượng úy CN Hoàng Hồng Thanh - Nhân viên Sưu tầm hiện vật (Bảo tàng PK-KQ) trông khá trẻ so với tuổi 40 của chị. Đang hào hứng kể cho tôi nghe những công việc bộn bề trước thềm Triển lãm “Bộ đội PK-KQ với công tác thương binh, liệt sĩ”, đôi mắt người mẹ 2 con bỗng thẫm lại, chất chứa nỗi niềm khi nhắc đến tình yêu và hạnh phúc mà mình từng có với người chồng chị hết mực yêu thương. Anh là Đại tá Hoàng Lại Long - nguyên Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371), người đã anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Chi tiết
“yeu-nhau-cot-o-tam-long”

“Yêu nhau cốt ở tấm lòng”

Lần lữa mãi rồi tôi cũng vượt gần 600 km đến thăm anh bạn từ thuở hàn vi. Ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng Trần Đình Hải khang trang nằm giữa không gian yên tĩnh của xóm đạo xã Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa. Vừa gặp, vợ Hải đã đon đả: “Sao lâu thế anh, nghe tin anh lên chơi, vợ chồng em chờ từ chiều tới giờ, cơm canh nguội hết rồi”.

Chi tiết
Đầu Trước 2 3 4 5 6 7 8 Tiếp

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website