con-duong-tinh-yeu

Con đường tình yêu

Đã hơn chục năm Thiếu tá Đỗ Văn Khương - Trợ lý Chính trị Kho K312, Cục Kỹ thuật và chị Phương Thị Tú Oanh - Nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng số 3, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, về chung một nhà. Tuy nhiên, khi kể lại với chúng tôi con đường tình yêu của hai người, chị Oanh vẫn vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào.

Chi tiết
anh-em-ruot-tich-cuc-luyen-ren-trong-quan-ngu

Anh em ruột tích cực luyện rèn trong quân ngũ

Được đơn vị phân công đảm nhiệm chung một ca gác cổng Lữ đoàn 918, Binh nhất Nguyễn Văn Tiến Duy và Binh nhất Nguyễn Tiến Duẩn - Chiến sĩ Đại đội Vệ binh, Tiểu đoàn Bảo đảm kỹ thuật hậu cần sân bay đã luôn duy trì nghiêm túc các quy định ra vào doanh trại. Hai anh em Duy, Duẩn quê ở Hòa Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Duẩn đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự. Biết nguyện vọng của em trai, Duy cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau khóa huấn luyện chiến sĩ mới, Tiến Duy, Tiến Duẩn cùng được về nhận công tác tại Lữ đoàn 918.

Chi tiết
nguoi-thay-“ba-trong-mot”

Người thầy “ba trong một”

“Tôi có một người thầy, người đồng đội và cũng là người anh thân thiết”. Đó là lời tâm sự của Trung úy Tống Xuân Diệu - Phi công kiêm Dẫn đường, Phi đội 3, Lữ đoàn 918, khi kể về người thầy “ba trong một” của mình: Thiếu tá Tống Quang Duy - Giảng viên, Bộ môn Dẫn đường-Ứng dụng chiến đấu, Khoa Chỉ huy tham mưu, Trường Sĩ quan Không quân (SQKQ). Dù cách nhau cả ngàn cây số nhưng tình anh em, nghĩa thầy trò mãi là sợi dây gắn bó bền chặt, trở thành động lực để người phi công trẻ rèn luyện phấn đấu.

Chi tiết
hon-ca-tinh-yeu

Hơn cả tình yêu

Nhiều năm trước, tôi quen Bùi Văn Duẩn khi anh đang công tác ở Tiểu đoàn 183, Trung đoàn 213, Sư đoàn 363. Đó là một chàng trai rụt rè, ít nói. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi bất ngờ gặp lại anh trên cương vị Chủ nhiệm Chính trị Nhà máy Z119, Cục Kỹ thuật. Trong cuộc trò chuyện, Duẩn vui vẻ kể cho tôi nghe những ngã rẽ của cuộc đời mình. Ở mỗi khúc quanh quan trọng ấy, đều thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ có cái tên rất đẹp là Lê Thị Kim Thu.

Chi tiết
hanh-phuc-song-hanh

Hạnh phúc song hành

Kết thúc giờ làm việc buổi chiều, Đại úy QNCN Thạch Thị Ngọc Bích - Chủ tịch Hội phụ nữ, Trường Sĩ quan Không quân, trở về nhà sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị cơm chiều và sắp xếp đồ dùng cho cả hai vợ chồng để kịp chuyến bay vào sớm hôm sau đi Hà Nội dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ X. Hành trang không thể thiếu là 2 bộ lễ phục đã được giặt, là phẳng phiu, một số đồ dùng thiết yếu, tấm thẻ đảng viên của hai vợ chồng và bức ảnh kỷ niệm cả gia đình với nụ cười hạnh phúc.

Chi tiết
tinh-yeu-cua-linh-dao

Tình yêu của lính đảo

Tình yêu của những người lính nơi đảo xa luôn mãnh liệt và thi vị. Câu chuyện tình yêu qua những cánh thư của Trung tá Hoàng Văn Hiệp - Giảng viên Bộ môn Chiến thuật, Khoa Ra đa, Học viện PK-KQ với chị Lê Thị Hà - Giảng viên Đại học Lâm nghiệp thật đẹp và lãng mạn.

Chi tiết
hanh-phuc-tu-nhung-dieu-binh-di

Hạnh phúc từ những điều bình dị

Căn phòng nhỏ của Thiếu tá Nguyễn Hữu Chỉnh - Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lê nin, Học viện PK-KQ và Trung úy QNCN Trần Anh Tú - Điều độ viên Phân xưởng A2, Nhà máy Z119 trong khu Nhà công vụ của Học viện PK-KQ được bài trí khá gọn gàng, ngăn nắp. Nhìn vào tấm ảnh chụp chung của cả gia đình với nụ cười tươi tắn trong bộ quân phục xanh màu trời được treo trang trọng trên bức tường chính giữa căn phòng, chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy trong họ.

Chi tiết
ket-nghia-ket-duyen

Kết nghĩa, kết duyên

“Em chúc anh cùng đồng đội luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chung tay cùng quân và dân cả nước sớm chiến thắng đại dịch Covid-19. Em và các con rất mong anh về. Nhớ và yêu anh nhiều!” - Đó là lời nhắn gửi của chị Lê Thị Hà - Nhân viên Điều dưỡng, Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh với chồng của mình là Đại úy QNCN Trần Việt Bắc - Nhân viên Tiêu đồ 9x9, Đại đội 10, Trung đoàn 213, Sư đoàn 363.

Chi tiết
yeu-nhau-tu-cai-nhin-dau-tien

Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên

“Nhờ hoạt động kết nghĩa mà chúng tôi nên duyên, từ lúc quen rồi yêu anh ấy chỉ vỏn vẹn 15 ngày. Chúng tôi đã yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Trong ngày cưới, những người con gái khác thì hạnh phúc lên xe hoa, còn tôi thì lên xe quân sự về nhà chồng vì mưa lũ. Nhưng đó là kỷ niệm vô cùng đáng nhớ của chúng tôi” - Trên đây tâm sự của Phạm Thị Khánh Trúc - Giáo viên trường Tiểu học Cam Thành Nam, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa khi kể về tình yêu của mình.

Chi tiết
gui-tron-niem-tin

Gửi trọn niềm tin

Cho đến bây giờ, sau khoảng thời gian 17 năm kể từ khi quen nhau, cùng nhau vượt qua bao thử thách trong cuộc sống; chị Lê Thị Hải Yến - vợ của Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 276, Sư đoàn 367 vẫn dành cho chồng một niềm tin trọn vẹn.

Chi tiết
tu-hang-xom-nen-duyen-“tam-tri”

Từ hàng xóm nên duyên “Tâm - Trí”

“Ngày đó, trong một lần về phép, thấy cô bé hàng xóm ngày nào nay đã trở thành thiếu nữ xinh đẹp, tôi mạnh dạn bắt chuyện. Cũng từ lần đó, tôi để ý đến em nhiều hơn. Rồi chẳng biết từ khi nào, chúng tôi yêu nhau. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chúng tôi đã nên duyên vợ chồng” - Đó là tâm sự của Thượng úy QNCN Lê Văn Trí - Nhân viên Câu lạc bộ thuộc Phòng Chính trị, Sư đoàn 365.

Chi tiết
tu-dong-chi-dong-doi-nen-nghia-vo-chong

Từ đồng chí, đồng đội nên nghĩa vợ chồng

Câu chuyện tình yêu của Thượng úy QNCN Đỗ Văn Thiết, sinh năm 1981, quê ở An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình và Trung úy QNCN Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1980, quê ở Hoằng Phượng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa cùng là nhân viên thuộc Phòng Tham mưu Sư đoàn 363 thật đẹp. Họ gặp, quen nhau rồi nên duyên vợ chồng nhờ cùng công tác trong môi trường Quân đội và sự tác hợp của đồng chí, đồng đội.

Chi tiết
khi-xuong-rong-tren-cat-no-hoa

Khi xương rồng trên cát nở hoa

Thời gian thấm thoát trôi qua, mới đó mà đã tròn 17 năm sau ngày cưới, cũng là 17 năm gia đình Bình - Hương gắn bó với mảnh đất Phan Rang đầy nắng và gió cát. Giờ đây họ đã thật sự có được một hạnh phúc viên mãn, tròn đầy với 2 con kháu khỉnh, chăm ngoan: Cháu gái Phạm Thúy Hiền, năm nay đang học lớp 10 và cháu trai Phạm Đức Anh năm nay đã vào lớp 6.

Chi tiết
tinh-yeu-vuot-ngan-con-song

Tình yêu vượt ngàn con sóng

Ở Trạm Ra đa 28, Trung đoàn 295, Sư đoàn 363, cán bộ, chiến sĩ luôn dành sự ngưỡng mộ cho chuyện tình yêu của vợ chồng Thượng úy QNCN Trần Quang Chuyên và họ gọi đó là “Tình yêu vượt ngàn con sóng”.

Chi tiết
chuyen-tinh-cua-chang-trai-muon-vo

Chuyện tình của chàng trai muộn vợ

Tôi quen Đại úy Hoàng Hải Lý - Lớp trưởng Đoàn học viên Lào, thuộc Tiểu đoàn 2, Trường Sĩ quan Không quân cũng ngót nghét 10 năm có lẻ. Ngày ấy, Lý đã manh nha chút năng khiếu văn chương nên rất hay ghé thăm Tòa soạn Báo Phòng không - Không quân của chúng tôi. Có lần anh thật thà bộc bạch là mình vừa để vuột mất mối tình đầu bởi một trò đùa dại dột. Cứ mải mê học hành phấn đấu, 5 năm rồi 10 năm trôi qua, chuyện riêng của anh chàng Lý vẫn là con số không tròn trĩnh. Mỗi lần tôi hỏi han quan tâm, Lý đều cười hồn hậu: “Em ế bền vững mất rồi, chị ơi!”. Nhìn cái dáng nhỏ thó, khắc khổ của Lý, nhẩm tính số tuổi ngót nghét 40 của anh, tôi chỉ biết lắc đầu ái ngại.

Chi tiết
tinh-yeu-no-muon

Tình yêu nở muộn

Ngôi nhà nhỏ ấm cúng nằm trong con hẻm của đường Tôn Đản, thành phố Đà Nẵng của gia đình anh Nguyễn Ánh Sáng - Trợ lý cán bộ, Sư đoàn 375 luôn đầy ắp tiếng cười. Sau buổi dạy ở trường, chị Hồ Thị Tuyết Thu vợ anh đang lo cơm nước. Anh Sáng cũng vừa mới ở đơn vị về đang vui đùa cùng hai con nhỏ. Ít ai biết để có được tổ ấm hạnh phúc như bây giờ anh chị đã trải qua câu chuyện tình thật thú vị.

Chi tiết
tinh-yeu-tu-trong-gian-kho

Tình yêu từ trong gian khó

Nhắc đến Trung tá Phạm Thanh Trâm - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 213, Sư đoàn 363, đồng đội luôn dành cho anh một tình cảm đặc biệt. Đó là sự trân trọng đối với một cán bộ có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và nhiệm vụ, đồng thời mọi người cũng hết sức ngưỡng mộ với câu chuyện tình yêu tưởng chỉ có trong cổ tích.

Chi tiết
chi-vi-em-yeu-nhung-canh-bay

Chỉ vì em yêu những cánh bay

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp, Trung úy phi công Hà Đăng Lượng được Trường Sĩ quan Không quân giữ lại làm giáo viên huấn luyện bay. Do yêu cầu công tác, anh được Nhà trường giao nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại trong thời gian 9 tháng trên máy bay MiG-21 tại Trung đoàn 940 (nay là Trung đoàn 925).

Chi tiết
Trước 1 2 3 4 5 6 7 Tiếp

Đọc báo in

Thời tiết

loading...

Tỉ giá

Liên kết website